VIỆT SỬ GIAI THOẠI - Trang 860

Khiêm (sau đổi gọi là Lê Duy Kỳ, tức Lê Chiêu Thống – ND), (Lê Duy)
Trù và (Lê Duy) Chỉ ở ngục Đề Lãnh”.

Lời bàn

Kẻ gian ngoan xảo quyệt không bao giờ chỉ gian ngoan xảo quyệt một

lần. Kẻ thất đức, chẳng bao giờ chỉ thất đức một lần. Đó là thói thường củả
muôn thuở. Như Trịnh Sâm, Hoàng Ngũ Phúc, Phạm Huy Đĩnh … nhúng
tay vào tội ác có phải chỉ là một lần đâu? Cả gan dám vu oan giá họa cho
Thái tử để rồi bắt giam và giết hại Thái tử, đó là một lần phạm trọng tội. Để
có cớ giếTrịnh Sâm và đồng bọn lại vu oan và giết hại nhiều người vô can
khác, đó là hai lần phạm trọng tội. Đã giết Thái tử lại xúc phạm đến vong
linh của cả thân mẫu Thái tử và bắt giam các con của Thái tử, đó là ba lần
phạm trọng tội. Ba lần ấy, đủ cho Trịnh Sâm để nhục đến muôn đời.

Giữa một đám những kẻ xu nịnh và độc ác, giữa những người thiếu dũng

khí ở đời, Nguyễn Lệ thật là con người khảng khái biết dường nào. Sử
không chép học vị cũng như quan tước của ông, nhưng ghi thêm những thứ
ấy, phỏng có ích lợi gì? Lời của Nguyễn Lệ, các bậc khoa bảng dễ gì học
được? Khí khái của Nguyễn Lệ, các đấng đại thần dễ gì làm theo?

(Thời này, có hai nhân vật khác nhau nhưng cùng có chung họ và tên là

Nguyễn Lệ. Nhân vật Nguyễn Lệ nói ở đây là quan Điện tiền Hiệu điểm
(chức quan võ, chỉ huy một trong những đơn vị bảo vệ hoàng thành). Ông
người xã Thận Vi, huyện Thượng Nguyên (thuộc tỉnh Nam Hà cũ).

Nhân vật Nguyễn Lệ thứ hai là anh trai của Nguyễn Điều và là con của

danh nho Nguyễn Nghiễm người làng Tiên Điền, huyện Nghi Xuân (nay
thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Nguyễn Lệ tức Nguyễn Khản, chúng ta vẫn quen với
tên gọi Nguyễn Khản hơn, nhưng vì trung thành với nguyên bản, chúng tôi
đọc là Nguyễn Lệ. Giai thoại về Nguyễn Lệ thứ hai (tức Nguyễn Khản) xin
đọc ở đoạn sau của sách này.)

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.