Thanh vẫn được y án cũ, phải phát phối
đi Quảng Bình làm quân tiền
hiệu lực
“.
Mùa thu năm 1826, Lê Chất được phép về nhà lo việc tang cho mẹ.
Nhưng về đến Bình Định là quê nhà chưa được bao lâu thì ông mất. Vua
Minh Mạng nghe tin ấy, nghỉ chầu ba ngày để tỏ lòng thương xót, đồng thời
ban cấp tiền lụa để lo đám tang Lê Chất rất hậu hĩ. Sách trên chép tiếp:
“Mùa đông năm ấy (tức năm 1826 – NKT), giặc ở Nam Định lại nổi lên,
Vua đổ lỗi cho (Lê) Chất làm việc cẩu thả nên mới có chuyện như vậy. Vua
dụ Nguyễn Văn Trí (người Gia Định, trước cũng là tướng của Tây Sơn,
năm 1799 thì theo về với Nguyễn Phúc Ánh, lúc này đang giữ chức Thống
chế – NKT) rằng: -(Lê) Chất là đại thần của nước nhà, giao việc trấn giữ ở
Bắc Thành mà binh uy không chấn chỉnh, cho nên, nay mới có nhiều giặc
đến thế. Vậy mà khi (Lê) Chất còn sống, không một ai dám nói cho trẫm
biết là sao?
(Nguyễn Văn) Trí tâu: -Bề tôi được vua tin thì ai dám hở miệng nói gì.
Như tôi đây, dẫu là bất tài vẫn được vua yêu, thế thì đâu phải chỉ một mình
(Lê) Chất khiến cho người ta giữ miệng?
Năm (Minh Mạng) thứ mười bốn (tức là năm 1833 – NKT), giặc (Lê
Văn) Khôi chiếm giữ thành Gia Định làm phản. Sang năm (Minh Mạng)
thứ mười lăm (tức năm 1834 – NKT), vụ án Lê Văn phát ra. Đến năm
(Minh Mạng) thứ mười sáu (tức năm 1835 – NKT), quan Tả Thị lang bộ lại
là Lê Bá Tú, truy xét và nói rằng, sinh thời (Lê) Chất nói và làm đều vô
đạo, không xứng với danh phận của kẻ làm tôi, xin xử (Lê) Chất với sáu tội
sau đây:
- Một là (Lê) Chất cùng với Lê Văn Duyệt ngầm mưu làm việc như Y
và Hoắc Quang
. Mưu này bị hai đứa ở nói lộ ra, bèn giết bọn
chúng đi để hòng lấp miệng thiên hạ.
- Hai là nhiều lần khẩn thiết xin Hoàng tử làm con nuôi của mình, tức là
muốn theo mưu khôn của lũ Dương Kiên
thuở nào.