27. Cuộc náo loạn kinh thành Thăng Long 1619 và năm 1623
Năm Kỉ Mùi (1619), kinh thành Thăng Long phải hai phen kinh hoàng vì
tai bay vạ gió. Thứ nhất là hỏa hoạn, xẩy ra vào chiều ngày 16 tháng giêng,
và thứ hai là cuộc mưu sát lẫn nhau trong nội bộ cung đình, diễn ra vào
tháng ba. Sách Đại Việt sử kí toàn thư (Bản kỉ tục biên, quyển 18, tờ 18-b)
cho biết như sau:
“Giờ mùi (từ khoảng 13 đến 15 giờ chiếu – ND), ngày 16, tháng 1, mùa
xuân: Cháy lớn. Lửa bắt đầu tử cửa vương phủ (tức phủ Chúa – ND) lan ra
phố phường lân cận, cháy dần đến lầu Đoan Môn của triều đình (chỉ cung
Vua – ND). Các nhà trực ở hai bên đều cháy trụi”.
“Tháng ba, Bình An Vương (tức Trịnh Tùng – ND) đến lầu ở Bến Đông
xem đua thuyền. Khi về đến chỗ ngã ba, chợt có người nấp bắn vào voi của
vương. (Quân sĩ tùy tùng) bắt được kẻ bắn, bắt giam và tra khảo mới hay là
Vua và Vương tử là Trịnh Xuân, ngầm thông mưu giết Vương.
Tháng tư, mùa hạ, Vương sai Thái phó là Thanh Quận công Trịnh Tráng
cùng với Nội giám
là Nhạc Quận công Bùi Sĩ Lâm vào nội điện tra hỏi
thì biết rõ tất cả mưu mô.
Ngày 12 tháng 5, (Chúa) bức Vua phải thắt cổ tự tử mà chết. Xong, truy
tôn là Huệ Hoàng đế, miếu hiệu là Kính Tông”.
Khác với hoả hoạn, tai vạ thứ hai còn để di hại lâu dài về sau, và đến
tháng 6 năm Quý Hợi (1623) thì tái phát dữ dội. Cũng sách trên, (tờ 20 a-b
và tờ 21 a-b) chép rằng:
“Tháng 6, Bình An Vương bị cảm, bèn cùng với các quan văn võ chọn
Thế tử.
Ngày 17, triều thần xin lập Thái phó, tước Thanh Quận công là Trịnh
Tráng, cho được giữ binh quyền, đồng thời, lại lấy con thứ là Thái bảo Vạn
Quận công Trịnh Xuân phụ giúp.
Ngày 18, Trịnh Xuân tự đem quân lính, voi, ngựa và súng đạn, bày trận ở
Đình Ngang, sai bọn Điện Quận công và Bàn Quận công đem quân tấn
công vào nội phủ, cướp đoạt voi, ngựa, vàng bạc, của cải … bức bách