VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 114

Đạm Nhĩ tức là Đảo Hải Nam Theo Hán Thư Địa Lý Chí, Giao Chỉ gồm

92.440 nhà, 746.217 người, có 10 huyện là Liên Lâu, An Định, và Câu Lâu,
Mê Linh, Khu Lương, Bác Đại, Tây Vu, Long Biên và Châu Diên. Mỗi
huyện là một thái ấp của quý tộc cũ. Xét vị trí của 10 huyện trên đây, ta
thấy rằng đại khái địa bàn của Giao Chỉ là vùng Trung du và Hạ du Bắc
Việt, khoảng giữa lưu vực sông Nhị Hà và sông Thái Bình. Trị sở quận
Giao Chỉ bấy giờ là thành Mê Linh nay là làng Hạ Lôi, tỉnh Phúc Yên. (Sử
cũ gọi là Châu Phong, trung tâm điểm của các Lạc vương xưa).

Còn Tây Âu xưa kia An Dương Vương đã hợp nhất với Văn Lang. Có lẽ

nhà Hán đã đem xép nhập vào với quận Quất Lâm ở Quảng Tây.

Cửu Chân gồm 35.743 nhà 166.013 người 7 huyện: Tư Phố, Cư Phong,

Đô Lung (Đô Lương ngày nay chăng?), Dư Phát, Hàm Hoan, Võ Thiết (xưa
là Võ Công) đại khái tương đương với miền Thanh Hóa lưu vực sông Mã,
sông Chu và miền Nghệ Tĩnh.

Trị sở miền Cửu Chân có thể gọi là Tư Phố tức là làng Đông Sơn gần

Hàm Rồng, mà 25 năm trước đây nhà Bác Cổ Viễn Đông đã khai quật được
nhiều di tích về thời đại đồ đồng. Quận Cửu Chân từ trước đến bây giờ
thuộc địa bàn của người Lạc Việt.

Nhật Nam

Quận Nhật Nam đến đời Tây Hán mới có, ở phía Nam Cửu Chân, phạm

vi của nó kể từ phía Nam Đèo Ngang đến miền Nam đèo Hải Vân tức là
vào khoảng giữa Trung Việt bây giờ. Quận này gồm có 15.460 nhà, 69.485
người, có 5 huyện là Chu Ngôm Ty Cảnh, Lộ Dung, Tây Quyền và Tượng
Lâm. Trị sở,theo sự suy đoán của Đào Duy Anh, ở Tây Quyền tức là nơi
Chiêm Thành sau này dựng thành Khu Túc để giữ biên giới của họ về phía
Bắc. Địa điểm này giáp sông Gianh, tỉnh Quảng Bình, mà di tích thành Hời
vẫn còn đến bây giờ. Dân ở đây là các bộ lạc thuộc giống Anh-đô-nê-diêng
sống tại các nơi rừng rậm hay theo dọc sông biển. Di duyej của họ là những

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.