minh, quảng bác. Theo Việt Nam Sử Lược chỉ có bà Nguyên Phi mà thôi.
Điều chắc chắn là sau khi vua Nhân Tông lên ngôi năm 1072 nhưng mấy
năm sau thì Lý ĐạoThành đi trấn thủ Nghệ An, không còn làm phụ chính
nữa vì chính kiến bất đồng về việc đánh Tống bình Chiêm đã xảy ra năm
1075 – 1078 với Lý Thường Kiệt và các đại thần; do đó chúng tôi nghĩ rằng
Lan Thái Phi đã từng đóng một vai trò quan trọng trong mọi việc chính trị
đời bấy giờ. Vậy xét công các đại thần thuở ấy mà không nhắc nhở đến bà
tưởng cũng là một điều bất công.
Lại xin nói thêm rằng Lan Thái Phi xuất thân ở chỗ thảo dã, cơm rau áo
vải, nhờ sự may mắn bước vào chốn hoàng cung, ăn học ít năm rồi trở nên
một nhà chính trị lỗi lạc thì ta phải công nhận rằng phụ nữ Việt Nam sau
các bà Trưng, Triệu đều luôn luôn biểu dương được tin hoa của nòi giống
chẳng kém gì tu mi nam tử.
2 – Việc Chính Trị
Triều đại Lý Nhân Tông rất hoạt động. Việc đánh dẹp tuy nhiều, nhưng
những việc chính trị cũng không bị ngưng trệ. Đời bấy giờ mới khởi đầu
việc đắp đê Cơ Xá để giữ kinh thành và tránh cho dân nạn ngập lụt hàng
năm rất tai hại cho mùa màng.
Năm Ất Mão 1075 hiệu Thái Ninh thứ tư, đời vua Lý Nhân Tông, bắt
đầu có các kỳ thi tam trường tức là thi ba bậc khác nhau để tuyển nhân tài
ra giúp nước, (những người thông nghĩa sách minh kinh). Đây là kỳ thi đầu
tiên ở nước ta, chọn được 10 người. Lê Văn Thịnh đỗ đầu được vào hầu vua
học; sau này Lê Văn Thịnh làm đến Thái sư, rồi bị đầy lên Thao Giang (Phú
Thọ) vì bị ngờ có ý phản nghịch. Khoa cử nước ta có từ thuở đó.
Năm Bính Thìn (1076) tháng tư, hiệu Anh Vũ chiến thắng, Nhân Tông
đặt nhà Quốc Tử giám để kén chọn các nhân tài cho hai ngành văn võ.