VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 219

Năm Đinh Tỵ (1077) tháng hai, hiệu Anh Vũ chiến thắng thứ hai, có kỳ

thi lại viên, hình luật để lấy người vào làm quan.

Năm Bính Dần (1086) tháng tám, hiệu Quang Hựu thứ hai, vua tuyển

người vào Hàn Lâm Viện (Mạc Hiển Tích là người xã Long Động, huyện
Chí Linh, tỉnh Hải Dương đỗ đầu được bổ vào Hàn Lâm Viện học sĩ).

Năm Đinh Sửu (1097) hiệu Hội Phong thứ 6, Lý Nhân Tông xuống

chiếu làm sách hội điển là cuốn sách kiểm soát so sánh các điều lệ trong
điển cũ, chép lại rồi cho thi hành.

Vì Nho học bắt đầu được sùng thượng nên mới có các việc mở mang

trên đây, cũng là nhờ thời đó có nhiều người hiền lương hết lòng lo lắng
quyền lợi của nhân dân.

Đáng kể Thái sư Lý Đạo Thành trước hết là gương mẫu cho sự đoan

chính và tận tâm phục vụ với quốc gia. Cứ xét việc bình Chiêm phá Tống
thì hiểu nhân tài thời đó rất là đáng kính.

Năm Kỷ Tị (1089) quan chế định thành các cấp bậc sau đây:

Văn ban có:

- Đại thần Thái sư, Thái phó, Thái úy, Thiếu sư, Thiếu phó, Thiếu úy.

- Dưới đại thần: Thượng thư, Tả Hữu Tham tri, Tả Hữu Gián Nghị đại

phu, Trung thư thị lang, Bộ thị lang…

Võ ban có:

- Đô thống, Nguyên súy, Tổng quản khu mật sứ, Khu mật tả hữu sứ,

Kim Ngô thượng tướng, Đại tướng, Đô tướng, Chủ vệ tướng quân…

Văn quan ở các tỉnh có:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.