Văn học đời Lý đến đời vua Thái Tông nhập cảng được một thứ mới lạ.
Đó là môn ca và điệu múa Chiêm Thành. Nguyên năm 1044 vua Lý Thái
Tông đi đánh Chiêm Thành thắng trận trở về đem được một số cung nhân
Chiêm là những kỹ nữ chuyên ca điệu Tây Thiên Khúc. Các cung nhân Việt
Nam ít lâu sau cũng được học tập điệu múa và lời ca đó.
Tháng 8 năm Chương Thánh Gia Khánh (1060) vua Lý Thánh Tông cho
truyền bá khúc nhạc và âm điệu theo nhịp gõ, nhịp trống của Chiêm Thành
cho nhạc công hát theo.
Với thời gian khúc ca Chiêm Thành bị Việt hóa tuy vẫn đứng riêng một
lối, giữ nguyên vẹn bản sắc. Năm Trinh Phù thứ 17 (1193) Lý Cao Tông sai
nhạc công chế khúc nhạc gọi là Chiêm Thành Âm. Đến nay lời ca thế nào
không thấy có ghi chép chỉ thấy sử nói rằng khúc nhạc này ai oán, não
nùng, khiến người nghe phải ngậm ngùi sa lệ. Điệu Nam Ai, Nam Bình mà
người Huế của chúng ta hay ca có lẽ đã thoát thai ở khúc nhạc Chiêm
Thành. [1]
Những tác phẩm văn học dưới Lý Triều cũng sản xuất khá nhiều. Năm
1027 đời Lý Thái Tổ năm thứ 17 có soạn được cuốn “Hoàng Triều Ngọc
Điệp” là một bộ sách chép các mệnh lệnh, từ cáo và niên phả của hoàng gia.
Năm 1412 vua Lý Thánh Tông sai quan Trung Thư lựa theo thời thế và
dân trí đặt ra bộ “Hình Thư” chia ra từng môn, từng loại, từng điều và từng
khoản.
Khoảng năm Thiên Thành (1028 – 1033) đời Lý Thái Tông có cuốn “Bí
Thư” định rõ các thẻ lệ truất trác trong ngạch quan lại.
Năm 1148 vua Lý Anh Tông muốn biết dân tình đau khổ thế nào và
đường lối gần xa trong nước bèn đi tuần thủy bộ rồi cho vẽ thế núi, sông,
đồng, bãi, ghi chép phong cảnh và phẩm vật. Vì vậy có cuốn “Nam Bắc