VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 243

phiên giới địa đồ” ra đời, và việc trị dân cũng canh cải được nhiều điều
đáng kể.

Ngoài các cuốn sách trên đây ta còn thấy những bài minh ký, khắc vào

chuông đồng, bia đá rất mạnh mẽ, cứng cáp.

B) Về Việt văn không thấy sử sách ghi chép gì, nhưng đã thấy lối ca trù

phôi thai từ đời nhà Lý. Tháng 8 năm Thuận Thiên thứ 16 đời Lý Thái Tổ
(1025) con nhà xướng ca gọi là quản giáp, sau này kêu là đào nương, do đó
một cô gái họ Đào đã nổi danh thuở đó. Như vậy ta có thể chắc rằng lối hái
Ả đào xuất hiện từ triều Lý và bái hát đã do các văn nhân đời bấy giờ đặt ra
để tiêu khiển một cách thanh tao. Tiếc rằng những bài hát Ả đào đến nay
cũng thất tán, ta không còn để làm sử liệu. Thêm vào lối hát Ả đào có lối
văn “lục bát và lục bát gián thất” cũng là một đặc điểm của văn chương Việt
Nam.

Bấy giờ lại xuất hiện cả những câu ca dao. Đại khái mấy câu dưới đây

được người ta coi thuộc về triều Lý:

“Đem chuông đi đánh nước người

Chẳng kêu cũng đánh vài hồi lấy danh”

Là câu khen Lý Thường Kiệt đem quân đánh ba châu Khâm, Liêm, Ung

của Tàu.

“Mở mang [2], mang chạy lên rừng,

Ta hay mang chạy ra đừng mở mang”

Câu này có ý chế nhạo Lý Thái Tông thả Nùng Trí Cao về rừng. Ngoài

ra quốc văn đời Lý không thấy chiếu thêm ánh sáng nào nữa. Phải chăng vì
thuở đó người ta mê say đạo Phật, nên chỉ nghiên cứu các môn cao thâm,
huyền diệu của ngoại giới mà thôi?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.