VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 270

II -TRẦN THÁNH TÔNG (1258 –

1278) - Việc mở mang chính trị

- Việc ngoại giao với Mông Cổ

1 – Việc Chính Trị

Vua Thánh Tông lên ngôi xong liền đổi niên hiệu là Thiệu Long. Ngài là

một ông vua nhân hậu, hòa ái đối với mọi người từ trong ra đến ngoài.

Ngài quan niệm “thiên hạ là của ông cha để lại an hem cùng hưởng” do

đó trong nội cung khi ăn uống vui đùa không có phân tôn ti, trật tự.

Ngài ở ngôi 21 năm, nước nhà được yên trị. Việc học được mở mang.

Hoàng đệ là Trần Ích Tắc có tiếng là người trí thức trong nước được cử ra
mở học đường để rèn luyện nhân tài cho quốc gia. Mạc Đĩnh Chi là danh
nho nước ta sau này cũng do trường của Hoàng triều lập ra.

Ngài lại cho Lê Văn Hưu tiếp tục biên soạn sách sử ký. Họ Lê làm được

bộ Đại Việt sử gồm 30 quyển, chép các việc từ đời nhà Triệu đến đời Lý
Mạt. Việc biên tập của bộ sử này bắt đầu từ đời vua Thái Tông đến
nămThâm Thân (1272) đời Thánh Tông mới xong. Vua Thánh Tông còn
khuyến khích các vương hầu họp các dân nghèo để khẩn hoang. Các điền
trang có kể từ bây giờ.

2 – Việc Ngoại Giao Với Mông Cổ

Mông Cổ tuy thua nhưng vẫn không dứt ý muốn chinh phục nước ta.

Trong giai đoạn này họ đã hạ được nhà Tống tức thôn tính được toàn bộ
Trung Quốc, ít lâu sau cho sứ sang đòi vua nước ta sang chầu Bắc Kinh (là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.