Các điều yêu sách của Mông Cổ trước sau đều bị khước từ khéo léo, bề
ngoài có sự nhũn nhặn mà bề trong có sự cứng rắn, rút cục vẫn đưa Mông
Cổ đến chỗ bất mãn.
1) Tháng một năm Đinh Mão (1267) Mông Cổ đòi trao trả hai tên lái
buôn người Hồi hoạt để xét hỏi về việc Tây Vực.
Trần triều trả lời: “một người là Y Tôn chết đã lâu, một người là Bà Bà
sau cũng vì ốm đã chết rồi”.
2) Đối với việc yêu sách nộp voi, ta thoái thác: “…Cứ theo Hòa Lâm,
Cát Nhã, Bệ hạ (chỉ vua Nguyên) muốn cần dùng vài con voi lớn, những
giống thú ấy mình mẩy xù xụ to lắm, đi chậm chạp không bằng ngựa của
thượng quốc, xin sẽ dâng cống chuyến sau…”
3) Tháng một năm Canh Ngọ (1270) Mông Cổ bắt bẻ vua Trần Thánh
Tông tiếp chiếu không chịu lạy, không đãi sứ theo lễ vương nhân.
Vua Trần Thái Tông trả lời qua Trung thư sảnh nhà Nguyên: “Bản quốc
được thiên triều phong vương tước há không phải là vương nhân sao? Sứ
giả của Thiên triều lại xưng mình là “vương nhân” đứng ngang với bản
quốc thì e làm nhục phong thể triều đình, huống chi bản quốc trước đã tiếp
chiếu chỉ bảo cứ để nguyên tục cũ. (Tháng chạp năm Canh Thân (1260)
Mông Cổ do chính sách mềm dẻo đã đưa chiếu thư nói: Đối với quan liêu sĩ
thứ trong nước phàm mũ áo, điển lễ, phong tục nhất nhất cứ để nguyên
vẹn…) Hễ khi tiếpđược chiếu lệnh thì để yên nơi chính diện, còn mình lui
lánh ở chỗ nhà riêng, đó là điển lễ cũ của bản quốc!
“Còn việc đòi voi như có nói trong tờ Dụ gởi sang trước đây, bản quốc
sợ trái Ý chỉ nên cứ nấn ná chưa dám thưa thực duyên cớ: Quản voi không
nỡ lìa nhà thì sia đi là một chuyện khó.
“Tờ dụ lại đòi nho sĩ, thầy thuốc và thợ thuyền. Nhưng khi bồi thần là lũ
Lê Trọng Đà vào bệ kiến, tấc gang gần bóng sáng oai nghiêm không thấy