Thủ Độ và Trần Quốc Tuấn là hai linh hồn của cuộc kháng chiến, là cột trụ
của cuộc chống Nguyên quả đã nhìn thời cuộc rất sát và đã nhọc lòng xây
dựng lực lượng dân tộc về ba điểm trên đây. Ba điểm này nếu không phát
triển đều thì chỉ còn nước cúi đầu nghe lệnh của kẻ mạnh. Rồi việc binh chế
của Trần Triều tổ chức và canh cải như thế nào trên đây chúng đã rõ.
Cuộc xô xát giữa đôi bên ra sao?
Ba năm sau tức là năm Bính Dần (1266) thế ngoại giao bắt đầu gay go
giữa đôi bên cùng một nhịp. Năm đó sứ Mông Cổ qua Việt Nam. Trần
Thánh Tông yêu cầu bãi bỏ việc đòi nho sĩ, thầy bói và các thợ khéo. Tháng
chạp phái đoàn Dương An Dưỡng và Vũ Hoàn đưa sang Nguyên triều ba tờ
biểu xin bãi bỏ các vấn đề này: Tờ thứ nhất nói về việc cống phương vật.
Tờ thứ hai nói về việc tuyển cống nhân tài. Riêng tờ thứ ba xin cứ để Nột
Loát Đan làm “Đại Lỗ Cát Tề” ở nước Nam. (Đại Lỗ Cát Tề tức là Đạt Lỗ
Hoa Xích theo Mông Cổ nghĩa là quan trưởng giữ quyền hành chính và
quân sự. Hồi đó lực lượng của ta chưa dồi dào nên phải tạm nhận khoản
này).
Mông Cổ bằng lòng nhưng khoảng tháng 10 năm sau (Đinh Mão tức
1267), Nguyên chủ lại đưa ra những điều kiện nặng nề gồm 6 việc dưới
đây:
1) Quân trưởng phải sang chầu.
2) Phải gửi con em nhà vua sang làm con tin
3) Biên số dân
4) Nộp phú thuế
5) Chịu quân dịch
6) Đặt quan Đạt Lỗ Cát Tề như cũ.