Riêng Trương Văn Hổ chạy thoát về Quỳnh Châu (Quảng Đông) bằng một
chiếc thuyền nhỏ. [3]
Khánh Dư đưa tin thắng trận và việc cướp phá được thuyền lương của
giặc về báo tiệp được xá tội. Thượng Hoàng bàn với Hưng Đạo Vương thả
một số tù binh về để Thoát Hoan và binh sĩ Mông tuyệt vọng. Đây là một
đòn rất nặng đánh vào tinh thần của địch. Đúng như lời xét đoán, quân
Nguyên nghe nói lương thảo khí giới bị phá hủy, ai nấy đều xôn xao và
muốn trở về hết. Ý chí chiến đấu của họ sụp đổ trông thấy.
Còn Ô Mã Nhi ở Ải Vân Đồn trở về, chờ mãi không thấy thuyền lương
liền đánh phá ở trại An Hưng rồi đóng giữ Vạn Kiếp.
Trận Bạch Đằng
Trần triều đến giờ phút này đã hiểu rõ ưu thế của mình và sự cùng quẫn
của giặc. Sau trận cửa Lục, giặc thiếu ăn, đêm đến lại bị đột kích phá đồn.
Quân giặc thiếu ăn, thiếu ngủ, không còn thiết gì nữa ngoài việc chia nhau
đi cướp bóc dân chúng. Thần Nở tổng quản là Giải Nhược Ngu bàn với
Thoát Hoan: “Quân ta ở đây thành trì không có, khí trời nóng nực, các chỗ
hiểm yếu đều mất, kho tàng cạn sạch, chi bằng hãy rút quân về rồi sẽ liệu kế
khác”. Thoát Hoan thấy quân ta mạnh cũng nản nói: “Đất thì nóng nực, khí
trời ẩm thấp, lương thiếu quân mệt…” Tướng hiệu trong thủy quân bàn nên
phá hủy thuyền bè rồi cùng nhau kéo bộ mà về. Thoát Hoan toan nghe
những tả hữu cản ngăn nên việc này bỏ đi. Sau đó Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp
được lệnh dẫn thủy quân theo đường Bạch Đằng Giang, còn Trịnh Bằng Phi
và Trương Quán làm hậu tập để hộ vệ cho y chạy theo đường bộ.
Trong lúc giặc lúng túng thì quân ta được Hưng Đạo Vương phân phối
đi mai phục các ngả.
Mặt bộ, ngài cho đào các hầm hố đánh bẫy ngựa, quân phục kính, truy
kích có nhiệm vụ cắt đường, phá cầu cống ở những lối giặc phải chạy qua.