lòng hờn giận viên tướng này với Nguyên chủ. Nhân Tông viết: “Tham
chính nói với người bắn tín cho tôi biết rằng “ngươi (chỉ vua Nhân Tông)
lên trời thì ta (Ô Mã Nhi) cũng lên trời, ngươi trốn xuống nước thì ta cũng
lội xuống nước ngươi trốn lên núi thì ta cũng trèo lên núi. Rồi trăm khoanh
hủy nhục, không sao nói siết!” (Nam sử tạp biên, quyển 2 tờ 19b – 20a).
Sau đó, Nhân Tông theo mật kế của Hưng Đạo Vương hạ lệnh kết liễu đời
viên tướng đại ác đó. “Hại người, người hại”.
Nội thủ gia Hoàng Tá Tôn được cử tiễn Ô Mã Nhi về đường bể nhưng
ngầm sai một vài thủy thủ có biệt tài lội nước đang đêm đục thuyền: Ô Mã
Nhi chết đuối.
Việc này khiến cuộc giao thiệp giữa Nguyên và ta một thời rất gay go.
Tháng ba năm Kỷ Sửu (1289) vua Trần phải gửi cho vua Chí Nguyên bên
Mông Cổ một bức thơ để biện bạch.
Sau nhà Nguyên cũng đành bỏ việc này không căn vặn nữa (Cương Mục
quyển 8, tờ 11a-b).
Tháng tư năm Kỷ Sửu (1289) tức là sáu năm chiến tranh Trần triều đem
các công tội của các vương hầu tướng lĩnh và dân thứ ra xét xử theo nguyên
tắc dưới đây:
- Các vương hầu lập được công trạng đều được tăng trật, các tướng sĩ
khác họ nếu có công to được đổi quốc tính (nhập vào họ nhà vua). Nguyễn
Khoái được phong tước hầu, ăn lộc một làng (làng Khoái Lộ tức phủ Khoái
Châu bây giờ). Phạm Ngũ Lão được phong Quản Thánh dực quân. Các tù
trưởng Mán, Mường có công cũng được phong hầu. Triều đình lại cho vẽ
tranh các tướng trên đây để treo trong gác công thần và ghi lý lịch cùng
công lao của họ vào một cuốn sách gọi là Trung Hưng thực lực.
Còn với những kẻ hàng giặc, làm tay sai cho giặc có bằng cớ rõ rệt thì
xử tử hay phạt lưu (trường hợp bọn Trần Kiện, Trần Văn Lộng tuy đã chết,