VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 315

chỗ này: Triệu Đà đóng đô ở Phiên Ngung, đem binh đánh thẳng Tràng Sa,
có lẽ Ngài nghĩ rằng Vũ Vương đóng đô ở nước ta).

“Đời Đinh, đời Lê lựa dùng được người hiền lương. Bấy giờ bên Bắc

đang mỏi mệt, suy yếu, còn bên Nam thì mới mẻ hùng cường, trên dưới
đồng một ý, lòng dân không chia rẽ đắp thành Bình Lỗ mà phá được Tống;
đó là một thời.

“Nhà Lý dựng nghiệp, quân Tống nhòm ngó bờ cõi, Lý Triều dùng Lý

Thường Kiệt đánh Khâm Liêm, tiến đến Mai Lĩnh: đó là có thế làm được.

“Trước đây Toa Đô, Ô Mã Nhi vây ta bốn mặt. Chúng ta vua tôi đồng

tâm, anh em hòa thuận, cả nước hợp sức chúng mới bị bắt: đó là lòng trời
xui nên.

“Đại khái kẻ kia cậy trường trận, ta có đoản binh: lấy đoản chế trường,

đó là thói trường của binh pháp. Quân địch ầm ầm tràn đến như lửa, như
gió, thế ấy dễ trị. Nếu nó dùng chước tầm ăn lá dâu, không cần mau thắng,
không cướp bóc lương dân thì ta phải lựa dùng lương tướng, xem tình hình
mà liệu quyền biến như đánh cờ vậy. Nhưng phải tùy từng lúc mà chiến đấu
cốt có binh tướng thân tín như tình cha con thì mới dùng được. Và phải nới
lỏng sức dân để làm cái chước rễ sâu gốc vững. Đó là phương sách giữ
nước hay hơn cả (Toàn thư quyển 6, tờ 8b-9b; Cương Mục quyển 8, tờ 31a-
32a).

Coi qua mấy nguyên tắc trên, ta thấy Hưng Đạo Vương đã nghiên cứu

rất kỹ lịch sử chiến tranh từ thượng cổ giữa Bắc phương và chúng ta.
Những cuộc kháng chiến bằng lối dĩ đoản chế trường đã áp dụng nhiều lần
kể từ Tây Âu Việt chống quân Tần, Triệu Vũ Đế đánh Hán, Triệu Quang
Phục tập kích quân Lương ở Dạ Trạch…Trong các cuộc chiến tranh này các
danh tướng trên đây đã khéo sử dụng các đặc điểm và ưu điểm địa phương
nên thâu lượm được mọi thắng lợi. Các danh tướng đời sau này cũng có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.