VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 326

VI. TRẦN HIẾN TÔNG (1329 –

1341)

Vua Hiến Tông lên làm vua mới 10 tuổi và ở ngôi 13 năm. Có thể coi triều
đại của Hiến Tông gần như không có gì đáng kể trên thực tế, vì mọi việc
định đoạt đều ở tay Minh Tông Thượng Hoàng cả.

Trong giai đoạn này xảy ra hai việc xâm phạm bờ cõi:

Giặc Ngưu Hống và Giặc Lào

Vua Hiến Tống lên ngôi chưa được bao lâu thì dân Mường Ngưu Hống

ở mạn sông Đà nổi loạn. Thượng Hoàng đem quân đi đánh dẹp. Người
Ngưu Hống ở trại Chiêm Chiêu đưa thư đến trá hàng, bề khác đạo quân của
triều đình từ Thanh Hóa tiến ra bị chúng phục kích ở giữa đường rừng núi
nên đạo quân này phải thua chạy. Sau đại quân đánh dữ dội nhiều nơi, thanh
lừng lẫy, giặc Ngưu Hống phải rút cả vào các vùng lâm lũng. Giặc tuy thua
nhưng vẫn không trừ dứt được. Sau này đến năm Đinh Sửu (1337) Hưng
Hiếu Vương chém được tù trưởng của họ ở trại Trịnh Kỳ, giặc Ngưu Hống
mới chịu yên hẳn.

Giữa khi quân Ngưu Hống quấy rối miền sông Đà thì giặc Lào cũng phá

phác ở mạn Thanh Nghệ. Năm Giáp Tuất (1384) Minh Tông Thượng
Hoàng lại phải xuất chinh. Ông Nguyễn Trung Ngạn làm Phát Vận Sứ được
cử vào Thanh Hóa trước để lo vấn đề lương thực còn đại quân tiên sau. Uy
thế nhà Trần còn mạnh nên khi đại quân vào tới Kiềm Châu (thuộc huyện
Tương dương, Nghệ An) giặc bỏ chạy hết.

Ông Nguyễn Trung Ngạn được cử làm bài bia trên núi để kỷ niệm chiến

công. Bài bia này chữ to bằng bàn tay khắc sâu một tấc đến nay vẫn còn và

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.