VII. TRẦN DỤ TÔNG (1341 –
1369) - Việc chính trị
- Việc giao thiệp tới nước Tàu
- Việc giao thiệp với Chiêm Thành
- Việc Dương Nhật Lễ
Vua Hiến Tông không có người kế tự. Minh Tông Thượng Hoàng cử
người em tên là Hạo lên thay tức là vua Dụ Tông. Trong khoảng các năm
Thiệu Phong (1341 – 1357), Thượng Hoàng còn sống vẫn còn cầm cương
nẩy mực cho triều đình, việc dân nước chưa đến nỗi quá đồi tệ. Dầu vậy
mấy năm mất mùa đã xảy ra khiến dân tình đã đau khổ lại đau khổ thêm
nữa. Triều đình không có cơ cấu hay tổ chức nào có hiệu lực để đề phòng
tai nạn cho nhân dân, bởi vậy lâm đến việc thủy tai, hạn hán dân chúng
không còn trông cậy vào đâu hết. Sinh lực quốc gia mòn mỏi dần. Từ năm
Đại Trị (1358), Thượng Hoàng qua đời, các lương thần như tướng Trương
Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng chết đi, Trần triều bắt đầu xuống dốc
rõ rệt. Nạn gian thần lan rộng chốn cung đình, việc triều chính đổ nát không
ai tha thiết. Một người cố vãn tình thế, gây lại kỷ cương trật tự là ông Chu
Văn An, một đại nho và một danh thần còn sót lại đã dân sớ xin chém bảy
tên quyền thần nhưng không được nhà vua chấp thuận. Ông liền cáo quan
về ẩn dật ở núi Chí Linh. Bài sớ thất trảm của ông đáng kể là di tích của sĩ
khí, sĩ phong thuở ấy.
1 – Việc Chính Trị
Vua Dụ Tông ham rượu chè ăn chơi, dâm dật, xây cung điện, đào hồ,
đắp núi. Triều đường là một cái song bạc công khai, quán rượu thường