VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 334

VIII. TRẦN NGHỆ TÔNG (1370 –

1372)

Trong khi Nghệ Tông lên làm vua thì mẹ Nhật Lễ trốn qua Chiêm dụ quân
Chiêm về phá thành Thăng Long. Nội tình của Trần triều thế nào đều lọt cả
vào tai mắt người Chiêm. Từ trước tới nay Chế Bồng Nga chỉ đợi một cơ
hội thuận tiện là kéo đại quân vào đất Việt. Cơ hội đó có người cáo tỏ, quân
Chiêm liền dùng thủy đạo đột nhập cửa Đại An, kéo qua sống Hoàng Giang
rồi tiến thẳng vào Thủ Đô Thăng Long. Sức cản trở của quân ta rất là yếu vì
bao năm không ai luyện binh tập mã, việc canh phòng lại biếng nhác nên
giặc như đi vào chỗ không người. Chúng đốt phá cung điện, cướp sạch bạc
vàng châu báu, bắt đàn bà, con gái đem về nước.

Giữa lúc kinh thành đổ nát tơi bời, vua Nghệ Tông lánh mình sang làng

Đông Ngạn (nay là Đình Bảng, tỉnh Bắc Ninh). Trước cảnh thảm bại này
người dân Việt nhớ lại cái quá khứ oanh liệt của các tiền triều bao nhiêu (kể
từ nhà Lý) càng chán nản phẫn uất với tình trạng hiện tại thuở ấy bấy nhiêu.
Cảnh thảm bại đó dĩ nhiên đưa lại cho mọi tầng lớp nhân dân một ý muốn
chung là sự thay đổi hoàn toàn tình trạng xã hội Việt Nam trên các địa diểm
để tìm một lối thoát. Điều kiện chủ quan (tình hình nội tại) và điều kiện
khách quan (việc xâm nhập của giặc Chiêm ở ngoài vào) sẵn sang dọn
đường cho sự thay đổi đó.

Từ đây xã hội Việt Nam đi dần sang con đường rẽ của Lịch sử, dù muốn

hay không, và cái động lực mạnh nhất đã làm sụp đổ Trần triều –một dòng
họ ngự trị dân tộc Việt nam suốt 175 năm – đó là sự đồi bại của nền kinh tế
trong nước.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.