VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 340

X. TRẦN PHẾ ĐẾ (1377 – 1388)

- Việc giao thiệp với nhà Minh

- Chiêm Thành phá Thăng Long

- Âm mưu trừ Quý Ly thất bại

Duệ Tông mất rồi, Thượng Hoàng Nghệ Tông lập con của Duệ Tông là

Nghiễn (Hiển) lên nối ngôi, tức là vua Phế Đế.

Tình thế nước ta lúc này thật đáng buồn: nhân dân thì đói khổ, triều đình

thì nhút nhát, quân đội thì suy nhược, mỗi lần giặc Chiêm đến là mỗi lần
cuộc khủng hoàng tinh thần lan tràn khắp nước. Nhà vua phải đem của đi
chôn dấu ở núi Kiện Khê huyện Thanh Liêm (Hà Nam) các quan khoanh
tay nhìn thời cuộc. Trông vào đâu? Triều đình không còn tin đến binh lực
của mình phải cầu cứu đến lũ tăng nhân là bọn Đại Nạn thiền sư để chống
nhau với giặc Chiêm (Trách gì sau này thầy chùa Phạm Sư Ôn chẳng nổi
loạn!)

Việc bảo vệ đất nước đã bất lực rõ rệt, người dân đã cực khổ lầm than lại

còn bị chồng chất thuế má nặng nề lên đầu lên cổ. Để cứu cái tình trạng tài
chính nguy ngập vì công khố sạch trơn cả gạo thóc, tiền bạc lưu hành trong
dân chúng cũng cạn sạch, Đỗ Tử Bình đề nghị bắt mỗi xuất đinh bất kể còn
sống hay đã chết mỗi năm phải đóng ba quan tiền thuế (Thuế thân sinh ra từ
đấy). Dĩ nhiên vô kế khả thi, triều đình phải chấp thuận.

Tóm lại, bộ máy cai trị bị tê liệt, nền kinh tế thương mại bị ngưng trệ,

lực lượng quốc gia tan rã, vận mệnh dân tộc rất là nguy khốn. Đây là một
thời vô trách nhiệm, vô trật tự. Đẳng cấp phong kiến, quan liêu đến lúc suy
vi mà giai cấp nho sĩ, trí thức cũng tỏ ra ươn hèn, đáng lẽ họ phải đóng trọn

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.