VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 341

vẹn vai phù nguy, cứu khổ, vẫn đắm mình trong cái vũng từ chương, cử
nghiệp, họ không nhìn thấy sự nguy khốn của xứ sở. Rồi đây ta sẽ nhận
thấy cái thái độ bị động và ngu tối ấy đã đưa nước Việt đến đau…

1 – Việc Giao Thiệp Với Nhà Minh

Trước năm Giáp Tí (1384) nhà Minh đã yên vị trên toàn cõi Trung Quốc

bắt đầu dòm ngó nước ta. Họ thường cho sứ bộ qua lại nay yêu sách thứ
này, mai đòi hỏi thứ kia không ngoài mục đích sửa soạn việc xâm lăng là
điều thường lệ của các đế quốc Bắc phương từ trước đến giờ.

Năm Giáp Tí, nhà Minh đòi ta nộp 5.000 thạch lương cung cấp cho binh

đội của họ tại Vân Nam. Năm sau ta lại phải đưa sang Kim Lăng 20 tăng
nhân, gỗ quý và lương thảo. Triều đình nhất nhất tuân theo, không hề bàn
luận đến cái nạn mất nước sờ sờ trước mắt.

Một hôm Thượng Hoàng Nghệ Tông đến thăm nhà chí sĩ Trần Nguyên

Đán. Nguyên Đán là một vị tông thất vào bậc cố lão, thấy quốc chính rã rời
rút về ở ẩn. Trong khi bàn việc nước, Nguyên Đán tâu: Xin Bệ hạ thờ nhà
Minh như cha, coi Chiêm Thành như con, quốc gia mới có thể yên ổn mà
hạ thần có chết cũng được ngậm cười nơi suối vàng…”

Thấy Quý Ly giữ ưu thế trong triều, Nguyên Đán kết thông gia với Quý

Ly để san sẻ miếng đỉnh chung. Qua lời nói và việc làm của Trần Nguyên
Đán ta thấy rõ cái tinh thần bạc nhược của giai cấp lĩnh đạo đời Trần mạt.
Không còn ai tính chuyện khôi phục tình thế, tập hợp lại mọi lực lượng
quốc gia để giữ vững bờ cõi, mà chỉ có những ý tưởng thoái bại cùng cầu an
và chỉ tính chuyện con lưng vái lạy người ngoài để kéo dài cái kiếp sống
thừa.

2 – Chiêm Thành Đả Phá Thăng Long

Năm Đinh Tỵ (1377) vua Duệ Tông ngã gục trước thành Đồ Bàn, Việt

quân đại bại. Việc này làm tổn hại vô cùng uy thế của nước ta. Thắng được

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.