VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 342

quân ta tại nội địa, người Chiêm không bỏ lỡ cơ hội ta đang suy bĩ, ngay
tháng sau đem đại quân ra đánh Thăng Long. Triều đình cho quân giữ cửa
Đại An (Hưng Yên). Giặc dò biết liền vượt qua cửa Thần Phù (sông Chính
Đại, huyện Yên Mô, Ninh Bình) rồi cứ thế rầm rộ tiến vào Thăng Long.
Quân ta không giữ nổi: giặc thỏa chí cướp phá.

Tháng 5 năm Mậu Ngọ (1378) quân Chiêm lại tấn công Nghệ An, theo

sông Đại Hoàng vào đánh kinh thành lần nữa.

Năm Canh Thân )1380) họ lại quấy nhiễu hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An.

Nghệ Tông cử Lê Quý Ly lĩnh thủy quân và Đỗ Tử Bình [5] dẫn lục quân
vào chặn đánh quân Chiêm đang hoành hành ở đây. (Ngu Giang, huyện
Hoằng Hóa thuộc Thanh Hóa) Lê Quý Ly giữ vững được phòng tuyến và
đuổi được giặc.

Năm Nhâm Tuất (1382) Quý Ly cùng tướng Đa Phương lại xuất quân

đối phó với quân Chiêm tại Thanh Hóa. Quân nhà Trần giữ bến Thần Đầu
(Ninh Bình). Quân Chiêm không có đường tiến sâu vào đất ta như mọi lần,
rồi bị đuổi ra khỏi đất Nghệ An.

Sau trận Ngu Giang và Thần Đầu, quân thế của ta bắt đầu vững cho nên

ngay năm sau Thượng Hoàng lại cử Quý Ly đi chinh phạt Chiêm Thành.
Cuộc xuất binh này bất lợi. Thủy quân vào tới cửa Nương Loan (bây giờ là
huyện Kỳ Anh tỉnh Hà Tĩnh) thì bị bão. Nhiều chiến thuyền bị đánh vỡ và
đắm. Quân ta lại phải rút về. Việc này vào tháng giêng, thì tháng sau cùng
năm Chế Bồng Nga lại cử binh bắc tiến, theo đường núi sấn vào đóng ở
Quảng Oai. Tướng của ta là Mật Ôn giữ châu Tam Kỳ thuộc hạt Quốc Oai
(Sơn Tây) bị Chiêm bắt mất. Địa điểm quan trọng này lọt vào tay giặc,
Thượng Hoàng cùng Đế Nghiễn phải chạy sang Đông Ngạn (Bắc Ninh)
giao việc giữ Kinh Thành cho tướng quân Đa Phương, tình cảnh thật là
thảm hại.

3 – Âm Mưu Trừ Quý Ly Thất Bại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.