VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 356

Chiếu bắt buộc các nhà giàu ở các Lộ phải nộp thóc cho Nhà nước đổi lấy
tước phẩm.

Để tập trung các tài nguyên quốc gia vào tay chính phủ, Quý Ly cho

phát hành tiền giấy vào năm Đinh Sửu (1397) điều chưa hề có ở nước ta từ
thượng cổ đến bấy giờ. Tiền giấy tiện lợi cho việc lưu thông và việc thương
mại thế nào ai nấy đều biết và ta cũng nên nhớ rằng các tư gia thuở xưa sợ
loạn ly hay có thói tích trữ và chôn dấu tiền bạc. Việc đó rất có ảnh hưởng
cho nền kinh tế quốc gia đối với bất cứ thời nào. Tiền giấy có 7 hạng:

- Giấy vẽ rêu bể ăn: 10 đồng tiền

- Giấy vẽ song nước ăn: 30 đồng tiền

- Giấy vẽ đám mây ăn: 1 tiền

- Giấy vẽ con rùa ăn: 2 tiền

- Giấy vẽ con lân ăn: 3 tiền

- Giấy vẽ con phượng ăn: 5 tiền

- Giấy vẽ con rồng ăn: 1 quan

Ai làm tiền giấy giả phải tội tử hình, tịch thu tài sản. Ai có một quan tiền

thực được đổi lấy một quan hai tiền giấy. Tiền đồng phải đem nộp kho đổi
lấy tiền giấy. Người nào dấu diếm và mang tiêu sẽ phải tội như người làm
tiền giấy giả vậy.

Đồng thời với việc phát hành tiền giấy, Quý Ly ban hành các đồ đo

lường (Cân, thước, đấu, thưng) để dân gian có độ mực nhất định trong việc
buôn bán. Chức Giám Thị được đặt ra để kiểm soát việc buôn bán và các
điều luật thương mại, cấm nhân dân tự ý tăng giá hàng và đóng cửa hàng,

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.