ta như Tả tướng quốc Nguyên Trừng, Hữu tướng quốc Quý Tỳ, em ruột
Quý Ly cùng với con là Phán trung đô Vô Cửu, tướng quân Hồ Đỗ, Phạm
Lục Tài, Nguyễn Ngan Quang, Đoàn Kích, lần lượt bị sa lưới hết.
Bọn Trần Nhật Chiêu, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Cẩn, Đỗ Mãn đã ra
hàng Minh trước đó ít lâu. Ngoài ra, Hàng Khiển hữu tham tri chính sự Ngô
Miên cùng vợ là Kiều Biểu giữ chức Trực Thường không chịu nhục đều
đâm đầu xuống nước tự ái.
Tháng sau, tướng Minh là Lỗ Lân, Liễu Thăng giải Quý Ly với con là
Hán Thương, Nguyên Trừng, Triệt Uông, cháu là Nhuế Lỗ, Phạm, em là
Quý Tỳ, con Tỳ là Vô Cửu, tướng quân Hồ Đỗ, Đoàn Kích, Hành Khiển,
Nguyễn Ngạn quang, Lê Cảnh Kỳ về Kim Lăng.
Minh Thành Tổ hỏi Quý Ly:
- Giết vua cướp nước có phải là đạo bề tôi không?
Quý Ly không trả lời. Vua Minh bèn giam cả vào ngục chỉ tha có
Nguyên Trừng và cháu là Nhuế Lỗ. Sau Quý Ly cũng được phóng thích
nhưng phải làm lính tuần ở Quảng Tây. Nguyên Trừng giỏi việc chế tạo võ
khí, đem súng tiến vua được làm quan, sau được phong đến Công Bộ Thị
Lang và soạn ra sách Nam Ông Mộng Lục còn truyền đến bây giờ.
Cũng khoảng tháng sáu, bình định xong nước Việt, người Minh đặt ba
cơ quan hành chánh: Ty Đô chỉ huy sứ, ty Thừa tuyên bố chính sứ và ty Đề
hình án sát sứ, thuộc quyền Đô đốc Lã Nghị và Thượng thư Hoàng Phúc.
Dân được miễn thuế ba năm.
Nguyên Nhân Thất Bại Của Hồ Quý Ly
Hồ Quý Ly bước chân vào trường chính trị từ năm Tân Hợi (1371), đến
năm Đinh Mão (1387), giữ chức Đồng bình chương sự nắm hết quyền chính
trong tay. Đến năm Canh Thìn (1400) Quý Ly phế bỏ Thiếu Đế và lên làm