mưu ngày hội thề ở Đốn Sơn xúc động dân chúng rất mạnh không kể các
giai cấp quyền quý đang bị họ Hồ uy hiếp. Ngay từ khi Quý Ly thi hành các
việc cải cách, Quý Ly đã bị những cuộc phản tuyên truyền rất dữ dội, việc
thẳng tay đàn áp đối phương và lưu huyết sau này lại càng gia tăng hiệu lực
cho cuộc phản tuyên truyền của phe đối lập. Nhân dân vào đời Lý, Trần lại
đang được hun đúc trong cái lò Phật giáo và Khổng giáo, thấy việc giết vua
triệt hạ đại thần không khỏi có sự công phẫn và nghi ngờ. Trước vấn đề này,
nhà chính trị đại tài đó đã thiếu xót một cách tai hại một kỹ thuật trọng yếu
là vận động nhân dân, lấy nhân dân làm hậu thuẫn. Việc làm càng bạo động
càng phải sửa soạn dư luận, họ Hồ quả đã rất khinh xuất, kể từ các việc cải
cách quốc gia có lợi cho nhân dân đến việc bước lên ngôi cửu ngũ. Họ Hồ
đã không hấp thụ được bài học thân dân và dân vận của Trần triều thuở
trước, có lẽ vì không để ý đến nhân dân, có lẽ ông cho rằng chỉ cần hướng
mọi công cuộc cải cáh quốc gia về quyền lợi đại chúng là đủ. Bởi sự thiếu
sót này người ta đã nghĩ rằng việc làm của ông không vì công ích, trái lại có
mục đích, có cứu cánh hoàn toàn tư lợi.
Bàn về việc đàn áp phong kiến đời bấy giờ, ta nghĩ thế nào về Hồ Quý
Ly? Họ Hồ tàn nhẫn lắm chăng?
Xét các việc đã xảy ra, quả họ Hồ đã tàn nhẫn thật nhưng bình tĩnh và
khách quan mà nói nhà làm chính trị như họ Hồ giữa một thời vua hèn, tôi
đốn, đẳng cấp phong kiến lại quá ngoan cố, tham tàn, chống lại mọi việc cải
cách cấp tiến vì ngịch với quyền lợi không có những cử chỉ quyết liệt mạnh
bạo.
Nói một cách khác, xã hội Việt Nam bấy giờ đang bị một bạo bệnh, Hồ
Quý Ly đã phải dùng bạo phương vì không còn thể trì hoãn được với tình
thế. Họ Hồ ngồi trên lưng cọp, lên đã khó xuống còn khó gấp bội, có ở vào
hoàn cảnh của họ Hồ mới biết, ngoài ra đứng trên quan điểm nhân dân và
cách mạng, ta còn lý gì để thương tiếc đám vua quan bất lực, mục nát đời
Trần? Thương tiếc bọn này để mất nước với ngoại địch, để dân hao mòn vì