VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 413

Thọ 500 chiếc thuyền cùng lương thảo đầy đủ để trở về bằng thủy đạo,
Vương Thông lĩnh bộ binh đi sau và được tiễn biệt rất hậu.

Theo sự suy cứu của chúng tôi, con số của hai ông đưa ra có lẽ không

sát sự thực. Số tù binh và hàng binh có thể tới hai ba vạn, tàn quân trong tay
Vương Thông ít nhất cũng còn một hai vạn, tàn quân trong tay Vương
Thông ít nhất cùng còn một hai vạn, quân của bọn Hoàng Phúc, Thôi Tụ
mang sang nước ta chuyến cuối cùng dầu bị chết nhiều cũng còn vài vạn,
cộng với cá viên chức hành chính và vợ con của họ ở ngót 500 nha môn và
nhân dân theo chúng sang bên này làm ăn hoặc báo hại phải trên 10 vạn.
Vậy theo con số của Trúc khê e quá sự thật, của Trần Trọng Kim thì ít quá.
Cứ xem trong thời Tây thuộc, kiều dân Pháp kể cả binh đội thường trú thời
bình còn tới 50 ngàn. Với bọn người Minh trong thời chiến tranh và do sự
gần gữi hai nước Việt Hoa, con số có thể lên tới gấp đôi, gấp ba.

8 – Việc Cầu Phong

Về việc cầu phong, các nhà lãnh đạo thuở đó, như trên đã nói, đã cố

tránh sự thất thể diện cho Minh triều nên đã đưa Trần Cao ra làm bung xung
cho hợp với tinh thần tờ chiếu của vua Minh niên hiệu Vĩnh Lạc (1407).
Minh Tuyên Tông, do lời báo cáo của bọn quan lại và tướng ta ở An Nam
về, cũng hiểu rõ địa vị của Trần Cao chỉ là một bù nhìn, nhưng vì thất trận
và cũng thiệt hại quá nhiều binh mã nên đành chấp thuận việc cầu phong
êm chuyện, nhất là quần thần đều tán thành cuộc bãi chiến với phương
Nam.

Lễ Bộ Thị Lang là Lý Kỳ sang tuyên chiếu phong Trần Cao làm An

Nam Quốc Vương và bãi tòa Bố Chính.

Tháng chạp năm Đinh Tị, bọn Vương Thông thất thểu về đến Long

Châu. Thấy tình trạng của binh tướng không sao gắng gượng được nữa,
Minh Đế đành ban sắc dụ trả nước An Nam và khuyên giữ theo lệ triều
cống khoảng năm Hồng Vũ[3] xưa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.