cuộc chiến tranh cho đời sau, lại còn được tiếng thơm lưu truyền sử xanh
mãi mãi…”
Qua câu nói trên đây của Bình Định Vương Lê Lợi, ta thấy rằng người
xưa cũng quan niệm giết kẻ đã hạ khí giới là nhỏ mọn, tầm thường, đối với
đạo đức còn là điều bất nhân nữa. Ngoài ra, các nhà chính trị thuở đó cũng
đã rõ sức mình sức người, nên trước đời bấy giờ cho tới sau này, tiền nhân
ta luôn luôn có thái độ dè dặt, khiêm nhượng mỗi khi đuổi xong kẻ thù.
Thái độ này quả là khôn ngoan lắm vậy.
Sau việc bàn luận này, Vương cho lập đàn thề ở phía Nam thành Đông
Quan hẹn đến tháng chạp thì quân Minh phải về nước. Còn với dân chúng,
Vương tuyên lời cáo dụ cho biết chiến tranh đã kết liễu và nền độc lập của
nước ta đã khôi phục xong.
Các tướng lĩnh Minh còn lại ở các thành khi ấy là:
Tại Đông Quan có Vương Thông, Mã Anh, Lý An, Trần Trí, Sơn Thọ,
Mã Kỳ, Phương Chính. Tại Tây Đô có Hà Trung. Tại Chí Linh có Cao
Tường.
Họ phải nộp lại cho quân ta bọn người Nam lĩnh quan chức của nhà
Minh cùng những binh dân bắt hiếp phải theo. Chúng ta sửa đường xá, cấp
phát thuyền bè cho bọn họ tùy tiện hai đường thủy bộ để hồi hương.
Số tù binh cùng hành binh và vợ con của chúng có tới 10 vạn người
cũng được trao trả cho họ. Xem con số này, ta phải rùng mình về cái nạn ăn
bám, cái nạn đục khoét của bọn giặc Minh và thê tử, thân nhân của chúng
trong mười năm cắm sào trên đất nước ta.
Theo Trúc Khê trong cuốn “Nguyễn Trãi”, số người Tàu vừa quân vừa
dân được hồi hương là 30 vạn. Theo Trần Trọng Kim, Bình Định Vương
giao cho Mã Anh 2 vạn tù binh và cho Phương Chính, Hoàng Phúc, Sơn