1) Tội xuy, chia ra 5 hạng từ 10 roi đến 50 roi.
2) Tội trượng cũng vậy, từ 60 đến 100 trượng.
3) Tội đồ có ba hạng: đồ làm dịch đinh, làm lính chuồng voi, làm lính
đồn điền.
4) Tội lưu có ba hạng: lưu đi châu gần là vào Nghệ An, đi xa là vào tới
châu Bố Chính – đi ngoại châu là tới Tân Bình.
5) Tội tử có ba bậc: tội thắt cổ và chém, tội chém bêu đầu, tội lăng trì.
Trong hình luật còn có việc Bát Nghị, tức là tám trường hợp giảm khinh
cho các công thần và quốc thích. Ai được vào hạng bắt nghị thì Hình Quan
phải tâu lên để vua xét lại.
Những cựu thần hay công thần từ ngũ phẩm trở lên nếu phạm tội đồ hay
tội lưu thì được tha. Con cháu của các người ấy phạm tội thì được giảm.
Quan viên và quân dân lỡ phạm tội lưu thì được chuộc. Những người già 80
tuổi trở lên, những con trẻ từ 10 tuổi trở xuống hay có tật nguyền cứ theo
thứ tự được khoan giảm, kẻ phạm tội mà ra tự thú cũng được ân giảm.
Trong nước bấy giờ có nhiều kẻ du đãng, ham cờ bạc rượu chè, bỏ việc làm
ăn, để sửa đổi phong hóa các nhà đương đạo tỏ ra rất nghiêm khắc. Kẻ đánh
bạc phải chặt ngón tay tới ba phân. Kẻ đánh cờ phải chặt ngón tay một
phân. Không có lý do xác đáng họp nhau rượu chè phải đánh 100 trượng.
Người chứa kẻ ăn uống cũng phải chịu trách nhiệm và chịu hình phạt nhẹ
hơn.
Luật pháp của đời Hậu Lê kể ra có phần khắt khe nhưng có lẽ các nhà
cầm quyền thấy nước nhà bị bại hoại lâu năm cần phục hung nhanh chóng
nên phải khắc nghiệt với những kẻ lười biếng hoặc ham những việc đàng
điếm, xa xí. Sử chép sự nghiêm khắc này có đem lại nhiều kết quả về thực
hành. Để hiểu thêm chính sách kiệm cần của vua Lê Thái Tổ, xin nhắc rằng
thấy dân nước nghèo nàn, công quỹ không dồi dào, nhà vua hạ chiếu cấm