VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 428

các quan không được bày các lễ nghi khánh hạ tưng bừng ở điện đình,
không được tham nhũng và trễ biếng. Vua quan còn tự hạn chế những điều
xa xỉ, tất nhiên luật pháp không dung sự đàng điếm phóng túng ở nơi dân
dã.

3 – Hành Chính

Nước ta chia làm bốn đạo (Đông – Tây – Nam – Bắc, gồm toàn thể các

tỉnh từ trung châu đến các vùng thượng du Bắc Việt), ngay khi vua Thái Tổ
ra bình định Đông Đô.Nay toàn cõi Việt Nam gió yên song lặng, triều đình
lập thêm một đạo nữa gọi là Hải Tây đạo. Hải Tây đạo có các tỉnh Thanh
Hóa, Nghệ An, Tân Bình và Thuận Hóa tức Cửu Chân và Nhật Nam xưa
kia.

Đứng đầu mỗi đạo có một quan Hành Khiển (cũng như chức Tổng Đốc)

trông nom kiểm soát mọi việc quân sự chính trị. Các cơ cấu hành chính
hương thôn chia ra ba bậc: đại tư xã có trên một trăm người, đặt ba xã quan
cai trị; trung xã có trên 50 người đặt hai xã quan; tiểu xã có trên 10 người
trở lên đặt một xã quan.

4 – Cải Cách Điền Địa

Dân ta là một dân chuyên sống về nông nghiệp, có rất ít công nghệ và

thương mại. Ai không có đất cày thì rất khó khăn về cách sống. Trong thời
kháng chiến nhiều người lẩn tránh việc quân nên mua bán được nhiều ruộng
nương, trái lại những người phải tòng quân khi mãn chiến trở về thường tấc
đất cắm dùi không có. Muốn lập lại thế quân bình trong dân chúng về
phương diện kinh tế và xã hội, Thái Tổ định ra phép quân điền. Nhờ sáng
kiến này, Nhà nước có một số ruộng và đất công (công điền, công thổ), chia
cho mọi người từ quan đại thần (để thưởng công lao giúp nước lúc nguy
vòng) đến các người già yếu, cô quả ( để nâng đỡ những người cùng quẫn).
Phép quân điền nay đã đưa lại cho nước ta một chế độ tư hữu tài sản và
được duy trì cho đến ngày nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.