VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 572

các nhà cầm quyền Nam Hà có lẽ chỉ biết ngày đêm lo việc chiến tranh,
nhân dân cũng bị lôi cuốn theo trong công chuyện này nên tuy cuộc đình
chiến luôn một thế kỷ mà việc văn học, khoa cử vẫn chưa tiến được nhiều.

6 – Việc Cầu Phong Với Tàu

Năm 1702, Minh Vương đã thấy giang sơn mình đã mạnh, đủ sức đối

thủ với miền Bắc không cần e dè như xưa là phải ẩn núp sau cái chiêu bài
phù Lê, đã cử một sứ bộ mang đồ tiến cống và một tờ biểu sang Quảng
Đông xin cầu phong với Tàu, xin cam kết xưng thần nạp cống đều đặn.

Triều đình nhà Thanh tuy vẫn mê vàng bạc và các quý vật của nước Việt

nhưng cũng không dám quá trâng tráo, vừa bắt tay với vua Lê lại cười
duyên với họ Nguyễn, do đó việc cầu phong cũng hỏng và hậu lễ cũng trả
về, căn cứ vào lẽ không thể thừa nhận hai chính quyền trên một quốc gia.

Năm 1756, Vũ Vương cũng xin cầu phong nhưng không thành.

7 – Chiếm Đất Của Chiêm Thành

Năm Tân Hợi (1611) Nguyễn Hoàng qua đời, họ Nguyễn có đem quân

đánh vào nước Chiêm Thành lấy đất lập ra phủ Phú Yên, chia ra làm hai
huyện Đồng Xuân và Tuyên Hóa.

Việc đánh Chiêm không vất vả, gian lao như ngày xưa vì từ hồi vua Lê

Thánh Tông mang đại quân vào đất Chiêm đến bây giờ, Chiêm bị kiệt quệ
không sao ngóc đầu lên được. Đến khi họ Nguyễn vào hùng cứ phương
Nam. Chiêm Thành vẫn không ra khỏi tình trạng suy bại.

Năm 1617, họ Nguyễn lập Trấn Biên dinh cũng là đất lấy của xứ Chiêm.

Năm 1653, chúa Chiêm là Bà Thấm đánh phá phủ Phú Yên bị tướng

Hùng Lộc dưới đời chúa Hiền đánh bại phải dâng thư xin hàng. Lại thêm
một dịp cho người Việt mở rộng thêm cương thổ: chúa Hiền lấy đất của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.