Chiêm lập ra Thái Ninh phủ sau đổi ra Diên Khánh (tức là Khánh Hòa ngày
nay) đặt dinh Thái Khang giao cho Hùng Lộc làm Trấn thủ, còn từ Phan
Lang trở vào vẫn để cho Chiêm làm chủ.
Năm 1693, chúa Chiêm là Bà Tranh bỏ việc tiến cống bị Minh Vương
(Nguyễn Phúc Chu) sai tổng binh Nguyễn Phúc Kính (con Nguyễn Hữu
Dật) đem quân hỏi tội bắt được với cận thần là Kế Bà Tử và Tả Trà Viên
cùng quyến thuộc là Ba Ân đem về Phú Xuân. Đất đai của Chiêm còn lại bị
chúa Nguyễn đổi ra làm Thuận Thành phủ. Tả Trà Viên và Kế Bà Tử được
lãnh chức Khám Lý và ba người con của Bà Ân được làm Đề Đốc giữ
Thuận phủ. Chúa Nguyễn lại bắt dân Chiêm thay y phục, từ đó ăn mặc như
người Việt.
Năm sau (1694), Thuận phủ lại phải đổi ra làm Thuận Thành trấn, và Kế
Bà Tử được làm Tả Đô đốc để trị dân và thâu thuế cho chúa Nguyễn[2].
Năm Đinh Sửu (1697), chúa Nguyễn đặt ra phủ Bình Thuận, lấy Phan Rí
và Phan Rang là huyện Yên Phúc và huyện Hòa Đa. Thế là đất Chiêm từ
đấy mất hẳn trên địa đồ, sau khi các đại thần và thân nhân của Chiêm đã
thành những công chức của nước Việt và hoàng gia Chiêm từ đó không còn
uy tín nữa.
Chú thích:
[1] Đây là một thứ trắc nghiệm để xét lập trường chính trị của khóa sinh.
[2] Trong dịp này, dân Chiêm được một người Tàu cầm đầu, nổi lên
chống lại cuộc đô hộ của người Việt, nhưng cuộc khởi nghĩa của họ thất bại
nên cuối năm 1694, chúa Nguyễn đặt Kế Bà Tử lên làm Đô Đốc để giữa cả
quyền hành chính và quân sự. Đổi Phủ ra Trấn, chúa Nguyễn có ý thiết lập
đất này ra một đạo quan binh để áp dụng một chính sách cứng rắn, bởi dân
Chiêm vốn không bao giờ chịu phục hẳn.