(chắc là Nam Bố chính), họ Hoàng vừa tới nơi liền gởi thư cho viên Trấn
thủ ở đây nói rằng quân Bắc sẽ rút về ngay. Đây là một thủ đoạn của họ
Trịnh để tránh sự nghi ngờ của quân dân miền Nam. (Theo Cương Mục)
Bức thư của Ngũ Phúc được chuyển ngay tới tay Huệ Vương. Tướng
Bắc được thư trả lời ngay nhưng cũng là lúc Tống Hữu Trương được cử làm
Thống suất quân đội ở Lưu Đồn và hoàng thân Nguyễn Phúc Thiệp, Trấn
thủ Bố Chính, thi hành nhiệm vụ cản đường quân Trịnh.
Tính ra quân Trịnh khởi xuất vào tháng 5 năm Giáp Ngọ (1774) và
những vụ thư đi thư lại xảy ra vào ba tháng bảy, tám và chín năm ấy.
Vào tháng 9 (Giáp Ngọ), Hoàng Ngũ Phúc tới Bắc Bố Chính. Trần Giai
là viên Tri phủ của Nam hà cai trị ở địa phương này làm phản, tố cáo mọi
điều lợi hại của chúa Nguyễn nên Ngũ Phúc vừa ra lệnh cho Nguyễn Ngô
Điền dựng trại ở gần chợ Ba Đồn, vừa cho một cánh quân vượt qua sông
Gianh trong đêm tối đến chiếm đóng ở Cao Lao, trên tả ngạn con song này.
Huệ Vương phải thân chinh vào tháng 7 năm ấy (1774) nhưng đến cửa
Tư Dung thì ngừng lại bởi được tin quân Trịnh đã tiến đến nội địa của mình
ở phía Bắc. Chúa vội vàng trở về Huế cùng với Thế tử Nghiêm và cho viên
Cai đội Quí Lộc cùng viên Câu Kê[1] Kiêm Long ra đón quân Bắc và mở
tiệc khao quân làm kế hoãn binh.
Ngũ Phúc hiểu nội tình bối rối của Nam hà nên cứ tiến quân. Thế tử
Thiệp, Trấn thủ Nam Bố Chính, và ký ký lục Bảo Quang thấy quân Trịnh
mạnh quá liền rút về thành Đồng Hới thì quân của tướng Trịnh là Hoàng
Đình Thể đã đến chân thành Trấn Ninh. Các Cai đội coi kỵ binh của
Nguyễn là Hoàng Văn Bật, Lê Thập Chí và nhiều tướng ta khác của Nam
hà phải mở cửa thành xin hàng.
Nghe quân Trịn đến nơi, Thế tử Thiệp và viên Thống suất quân đội ở
Lưu Đồn là Tống Hữu Tường bỏ chạy.