Tây Sơn[2], thôn Cửu An, thuộc phủ Hoài Nhơn, theo chương trình khẩn
hoang các vùng đất mới chiếm của Chiêm Thành.
Thân sinh ra các ông là Hồ Phi Phúc, sau đổi sang ngụ ở ấp Kiện Thành,
nay là làng Phú Lạc, huyện Tuy Viễn.
Nguyễn Nhạc bấy giờ xuất thân chỉ là một biện lại tại Vân Đồn, hay cờ
bạc rồi vì tiêu sạch tiền thuế đến lúc cùng đường phải trốn vào rừng và đi
làm giặc.
Sử của Nguyễn triều chép như vậy có đáng tin chăng? Dầu sự kiện này
có đúng chăng nữa thì ta cũng phải nghĩ rằng dưới một chính thể ung nhọt,
vô trách nhiệm đến nỗi dân chúng đói rách chết nửa xứ thì người dân có nên
có phản ứng này hay phản ứng khác không? Nếu anh em ông Nhạc tiêu tiền
thuế vào cờ bạc hay dùng số tiền này vào việc dấy quân lật đổ đám vua
quan mục nát thì những hành động đó cũng là những điều tất nhiên không
thể tránh được. Chứng cớ là trước phong trào Tây Sơn tại Nam Hà cướp
giặc dã nổi lên như ong rồi.
Chúng ta lại nên nhớ rằng gia thế của bọn ông Nhạc bấy giờ cũng phong
túc và anh em ông hẳn là những tay hào hiệp, có nhiều uy tín tại địa phương
mới phát động nổi một phong trào cách mạng.
Nguyễn Nhạc là con người can đảm và mưu trí nên việc hạ thành quy
Nhơn để khởi thanh thế của ông đã là một câu chuyện kỳ thú: ông ngồi vào
cũi giả bị nhân dân bắt đem nộp quan tỉnh lấy thưởng.
Tuần phủ ở đây là Nguyễn Khắc Tuyên tưởng thật cho khiêng cũi vào
thành, nhưng đến nửa đêm Nhạc tháo cũi chui ra mở cửa thành cho quân
của mình xông vào đánh đuổi quân quan một cách bất ngờ, trở tay không
kịp.
Thành Quy Nhơn lọt vào Tây Sơn, từ đấy anh em ông Nhạc, Huệ có một
căn cứ để xuất phát đi các nơi khác. Trong số người Tàu tiếp tay, có hai