Tiền đội của Trịnh đánh không nổi, Ngũ Phúc phải cử ngay Hoàng Đình
Thể và Hoàng Phùng Cơ đem kỵ binh đánh áp lại hai bên, quân Tập Đình
núng thế phải rút về bến Bản và Đông cung được đưa về Quy Nhơn trong
khi chiến cuộc đang khai diễn.
Sau trận đắc thắng này, quân Trịnh vào đóng ở Quảng Nam.
2 – Tây Sơn Diệt Nguyễn Tại Nam Việt
Như ở trên ta đã thấu từ 1775, Việt Nam có thêm một lực lượng chính trị
và quân sự mới: lực lượng Tây Sơn, một mầm non tuy chớm nở nhưng rất
mạnh trong khi hai lực lượng cũ là Trịnh, Nguyễn đang đi tới chỗ suy tàn.
Lão tướng Hoàng Ngũ Phúc đã phải rỉ tai các tướng tá của mình để cùng
thông cảm mối nguy ấy. Sau đó Ngũ Phúc được chúa Sâm gọi ra Bắc. Ông
mất trên đường về. Bọn tùy tướng là Hoàng Phùng Cơ, Hoàng Đình Thể,
Nguyễn Trọng Đăng, Phạm Ngô Cầu được ở lại chiếm đóng Thuận Hóa.
Tây Sơn và Trịnh hòa hoãn với nhau luôn hai năm và Trịnh chỉnh đón
lại mọi cơ sở ở Thuận Quảng cho có sự đồng hóa với Bắc Hà.
Còn Tây Sơn, một bề xin phục tòng Bắc Hà và xin phụ trách ba phủ
Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Phú Yên lại xin lĩnh cả việc truy kích Cựu
Nguyễn[3] (con cháu Nguyễn Hoàng) đang lưu vong ở Gia Định, một bề
đem Đông cung Dương về An Thái và Hà Tiên để nếu cần sẽ lợi dụng Đông
cung làm bung sung hầu hiệu triệu thần dân của chúa Nguyễn cho dễ. Hơn
thế nữa, Tây Sơn còn bí mật liên lạc với Thân vương Nguyễn Phúc Hiệp
đang giữ trọng trách đương đầu với tình thế trong khi Duệ Tông đi trốn.
Hiệp lúc này có mặt ở Phú Yên. Nhạc gả con gái là Thọ Hương cho
Đông cung và ép lên ngôi, rồi bất thình lình Nhạc cho Huệ đánh úp Phú
Yên. Quảng Nam lúc này mất mùa. Hai tướng của Nguyễn còn lại là
Nguyễn Quyên và Nguyễn Khôi không đủ quân lương cũng bỏ trốn nốt.