VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 582

lãnh tụ là Lý Tãi và Tập Đình cũng mộ quân theo.

Quân Tây Sơn đặt xong đại bản doanh ở đây, tổ chức binh đội có quy củ

và trang bị đủ khí giới là lúc ngọn cờ cách mạng tiến ra Quảng Nam rồi
chẳng bao lâu Quảng Nghĩa, Bình Thuận cũng mất nốt.

Ngay lúc đầu chúa Nguyễn bị quân Trịnh do tướng Hoàng Ngũ Phúc

đuổi phải chạy vào Quảng Nam nương náu chưa được vào tháng ở Bến
Ván; tại đây chúa lập cháu là Nguyễn Phúc Dương lên làm Đông Cung để
lo việc khôi phục và phòng xa nếu mình bị rủi ro đã có người kế vị ngay
cho kịp với thời cuộc.

Tây Sơn vẫn tiến lên, quân Bắc vẫn đi xuống, chúa Nguyễn bị kẹp giữa

hai gọng kìm, trốn tránh vào Trà sơn, sau rốt phải cùng cháu là Nguyễn
Phúc Ánh xuống thuyền chạy vào gia Định.

Đông cung Nguyễn PhúcDương ở lại xứ Quảng, đóng đồn ở làng Câu

Để thuộc huyện Hòa Vĩnh cũng không làm được gì đáng kể. Nhạc liền nghĩ
ra kế hoạch lợi dụng danh nghĩa của ông Hoàng đang thất thế này để vơ vét
thêm một số người trong các giới quân dân còn lại đang theo giúp Đông
cung hoặc vẫn có cảm tình với dòng Chúa. Nhạc cho dụ Đông Cung Dương
về Hội An bề ngoài để cùng chống quân Bắc.

Tại đây ít ngày sau Tây Sơn phải đương đầu với quân của Hoàng Ngũ

Phúc khi đó đã vượt được qua đèo Hải Vân, đánh được đồn Trung Sơn và
Câu Để.

Nhạc cho Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm trung quân sự, tự mình

làm hậu tập. Binh sĩ của hai viên tướng Tàu này phần đông là người Quảng
Đông, vóc to lớn, mình để trần ai nấy đều sử dụng một thanh phạng có vẻ
rất lợi hại, dữ tợn.

Chiến trường bấy giờ là làng Cẩm Sa (thuộc Hoa Vinh).

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.