VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 586

Năm sau (Quí Mão 1783) Chu Văn Tiếp, từ Phú Yên vào, cũng vượt cửa

Cần Thơ, tính cứu Gia Định để đón Nguyễn Ánh đã từ Phú Quốc trở về nội
địa.

Trong trận này một tướng kỳ kiệt của Nguyễn Ánh là Nguyễn Huỳnh

Đức bị bắt. Bấy giờ Đức có phận sự giữ đoạn hậu cho Ánh chạy ra Côn
Lôn. Nếu trời không mưa to gió lớn, sóng gió mịt mù thì Ánh đã có thể bị
phò mã Tây Sơn bấy giờ là Trương Văn Đa bắt được. Thuyền của Tây Sơn
bấy giờ bị đắm nhiều, quân Tây sơn đành phải rút lui, còn họ Nguyễn lại
trốn được ra Phú Quốc.

Xong trận này Huệ lại về Qui Nhơn. Trương Văn Đa được cử làm Trấn

thủ Gia Định.

Tôi trung của họ Nguyễn bây giờ có các tướng Nguyễn Văn Hoàng,

Tống Phúc Khương, Tống Phúc Lương, Lê Văn Câu. Triều đình lưu vong
này khởi binh từ Long Xuyên lên Sa Đéc, tiến đánh Sài Gòn.

Sài Gòn vào năm 1780 lại bị quân Nguyễn tái chiếm. Nguyễn Lữ bỏ

chạy về Qui Nhơn. Trong năm ấy (1780) Nguyễn Ánh xưng vương, phong
Đỗ Thành Nhân làm Ngoại Hữu, Phụ Chính Thượng Quốc Công, đặt quan
cai trị, thu thuế, mộ binh và làm chiến thuyền.

Sau đó ít lâu, đã có phen Ánh cử Đỗ Thành Nhân và Hồ Văn Lân đem

binh can thiệp vào việc Chân Lạp, lập con Nặc Tôn là Nặc In lên làm vua
và để Hồ Văn Lân ở lại giữ quyền bảo hộ.

Trong dịp này Đỗ Thành Nhân có ý cậy công, lộng quyền lại bị dèm pha

bị Nguyễn Vương giết đi, quân Đông sơn là quân bản bộ của họ Đỗ nổi
lòng công phẫn bỏ đi, một số chống lại cũng gây cho họ Nguyễn nhiều điều
phiền phức[4].

Tháng mười năm Tân Sửu (1781) Tiêm La cho quân xâm lấn Chân Lạp

(Cao Miên) do lệnh của quốc vương Trịnh Quốc Anh. Hai tướng Chất Tri

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.