VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 613

đang mạnh nên trong bụng dã có ý muốn làm hòa lại được vua Quang
Trung cho vàng bạc nên cùng với Các thần là Hòa Thân đề nghị bãi binh.

Phúc Khang An còn đề nghị phong vương cho Nguyễn Huệ vì con cháu

nhà Lê không còn đủ tư cách làm chủ nước Nam nữa. Việc này được thực
hiện vào ngày 26 7 năm Kỷ Dậu (1789). Để biết mặt người anh hùng đã phá
cả 20 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị nhanh như chớp ngoáng, vua Càn Long
giáng chỉ vời Quốc Vương An Nam sang chầu. Vua Quang Trung chọn
Phạm Công Trị có hình giáng giống mình đi thay trá làm quốc vương. Cùng
đi với giả vương có Ngô Văn Sở, Đặng Văn Chân, Phan Huy Ích, Võ Huy
Tấn. Tổng Đốc Lưỡng Quảng và Tuần phủ Quảng Tây phải đưa phái đoàn
lên Yên Kinh. Tại đây vua Quang Trung được tiếp đón rất long trọng và lúc
về nước được vua Càn Long sai thợ vẽ làm một bức ảnh truyền thần để ban
cho cùng các quý vật.

4 – Chính Trị Của Vua Quang Trung (Việc Nội Trị)

Sau khi nhà Thanh đã thừa nhận vua Quang Trung là Quốc Vương An

Nam, Lê Duy Kỳ (vua Chiêu Thống) ở lại đất Tàu, nhưng ở trong nước em
là HOàng ba Lê Duy Chỉ vẫn hiệu triệu các cố thần nhà Lê mưu việc khôi
phục.

Duy Chỉ nhờ có thổ tù châu Bảo Lạc, trấn Tuyên Quang là Khoan Triều

chiêu binh mãi mã, khi ẩn khi hiện ở vùng Thượng du Bắc Hà. Binh đội
Tây Sơn dẹp mãi không yên.

Sau này Duy Chỉ hoạt động dần xuống các vùng Trung du như Mục Mã,

Thái Nguyên và chiếm giữ Tuyên Quang, Cao Bằng làm căn cứ để xuất
phát xuống Thăng Long. Tại đây Duy Chỉ được bọn Nùng Phúc Tấn và
Hoàng Văn Đồng giúp sức.

Có thời ông Hoàng ba nhà Lê đã liên kết được cả với chính quyền Vạn

Tượng, Trấn Ninh, Trịnh Cao và Quí Hợp mưu đánh Nghệ An.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.