Hành chính xã, thôn có:
- Xã trưởng, thôn trưởng, tổng trưởng (như cánh tổng đời nay).
Các Địa Hạt Hành Chính Trong Nước
Tình hình chính trị, xã hội trong nước dưới triều Tây Sơn mới được ổn
định hoàn toàn từ Đàng trong ra tới Đàng ngoài, tức là từ Trung Việt trở ra
Bắc Việt. Còn miền Nam Việt bấy giờ thuộc Đông Định Vương Nguyễn Lữ
nhưng vẫn luôn luôn bị quân Cựu Nguyễn (Nguyễn Ánh) dánh phá nên
chưa sắp đặt, mở mang được bao nhiêu. Riêng về đất đai thuộc ảnh hưởng
của Quang Trung thì phải kể từ Thuận Hóa ra Bắc. Vua Quang Trung cho
Nguyễn Thiếp tức là La Sơn Phu Tử xây dựng lại Nghệ An một đô thành
nữa gọi là Trung Đô, Nhà vua rời ra đó có ý muốn khống chế miền Bắc về
chính trị cũng như quân sự. Trung đô thành lập xong thì Thăng Long đổi ra
Bắc Thành, hẳn để người ta quên dần nhà Lê, một vương triều dài 360 năm
đã đặt nhiều kỷ niệm sâu đậm trong lòng nhân dân.
Bắc Hà từ đời nhà Lê đã chia ra 11 xứ (hay trấn):
1) Xứ Nam (Sơn Nam). 2) Xứ Đông (Hải Dương). 3) Xứ Bắc (Kinh
Bắc). 4) Xứ Đoài (Sơn Tây). 5) Xứ Yên Quảng (Hải Ninh). 6) Xứ Lạng
(Lạng Sơn). 7) Xứ Thái (Thái Nguyên). 8) Xứ Tuyên (Tuyên Quang). 9) Xứ
Hưng (Hưng Hóa). 10) Xứ Thanh (Thanh Hóa). 11) Xứ Nghệ (Nghệ An).
Chín xứ trên được để nguyên vẹ, duy hai xứ Sơn Nam và Thanh Hóa có
sự thay đổi như sau:
A) Sơn Nam nay thành hai trấn: phía trên gọi là Nam hay Thượng trấn.
Phía dưới giáp biển gọi là Nam Hạ hay Hạ Trấn. Phố Hiến trước là sở lỵ
của Sơn Nam, bây giờ là sở lỵ của Hạ Trấn đóng ở Vị hoàng cách Phố Hiến
vài dặm; còn của Thượng trấn thì đóng ở Châu Cầu tỉnh Hà Nam.