VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 617

B) Thanh Hóa cũng chia làm hai: nửa ra Bắc gọi là Thanh Hóa ngoại;

nửa về Nam gọi là Thanh Hóa nội.

Mỗi xứ (tức tỉnh) gồm có một số phủ, huyện và châu (nếu gần sơn

cước), rồi mỗi phủ, huyện chia ra nhiều tổng, xã, nếu xã lớn thì chia thêm ra
thôn.

Kẻ chợ là thành Thăng Long trước đây nay gồm một phủ, hai huyện và

mười tám phường.

Thuế Khóa và Nông Chính

Dưới đời Lê dân phải đóng một thứ tiền xâu dịch cũng có thể coi như là

một thứ thuế dùng vào các việc đê điều, tạp dịch. Thuế này còn được gọi là
“điệu” hay “điệu tiền”. Nhà nước thu của dân rồi khi có việc tạp dịch lấy
tiền này mà thuê mướn người làm. Đây là một thứ thuế bắt chước phép cố
dịch của nhà Đường (618 – 906). Đến đời Quang Trung thì phép đánh thuế
này bỏ đi có ý giảm bớt sự gánh vác cho dân. Từ năm có giặc Thanh sang
nước ta (1788) loạn ly đã hại, dân lại mất mùa luôn luôn, thêm vào dịch lệ
tràn khắp nơi dân chết quá nửa. Nhà nước phải đánh thuế vào các tư điền để
lấy gạo, lúa.

Trong giai đoạn này đinh thì ít, điền thì nhiều, nhiều nhà giàu bỏ ruộng

không nhận để đỡ nộp thuế. Tập “Hân Các Anh Hoa” của Ngô Thời Nhậm
có chép bài chiếu “Khuyến Nông” của vua Quang Trung nêu ra hai điều mà
chính quyền đời bấy giờ lo lắng nhất là:

1) Sao cho ruộng đất xuất sản được nhiều.

2) Sao cho nhân khẩu gấp rút tăng gia để dân số chóng đông đảo.

Đối với điều thứ nhất, vì ruộng bị bỏ hoang nhiều nên kém sinh sản

lượng. Nhà nước ra lệnh cho những người di cư trốn tránh sưu dịch hay
sang ở quê mẹ, quê vợ, hay vì đi buôn bán xa xôi nếu đã ngụ đâu thì trên ba

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.