làm hai, phía Bắc là Kiện Ví phía Nam là Thương Ngô. Cuối đời Tiền Hán,
quận Kiện Ví giáp Phía bắc và phía Tây sông Dương Tử.
Còn quận thương Ngô giáp phía Bắc quận Kiện Ví và Phía Tây quận
Tân Ninh là nước Điền ngày xưa ở phía Đông Bắc Thương Ngô giáp quận
Ngũ Lãng, ở đấy có Hồ Động Đình. Tóm lại vì Dạ Lang và Văn Lang đã
lấn nhau, tất nhiên người ta phải lầm bờ cõi Dạ Lang là của Văn Lang.
Về vấn đề này, Ô. Lê Chí Thiệp phát biểu một ý kiến khác. Theo ông,
trong thư tịch cũ của Trung Quốc không thấy nói tới tên Văn Lang, đến đời
Thái Bình ngự lãm nhà Đường mới nói. Văn Lang để gọi chung người Kinh
Man (dân sở) ở dọc sông Dương Tử, người Việt ở Chiết Giang và người
Lạc Việt là những người có vẽ mình, sau này sống ở Lưu Vực sông Dương
Tử trôi dạt dân xuống tới bờ biển Nam Hải, bởi vậy các cổ sử mới ghi bờ
cõi Văn Lang: Bắc giáp Hồ Động Đình, Đông giáp Nam Hải, Nam giáp Hồ
Tôn (Chiêm Thành)…
Tên Văn Lang này được đặt ra do một quan niệm chủng tộc để phân biệt
với giống dân không vẽ mình chớ không phải là dân một nước…
Vậy nên kết luận rằng cương vực cũ của chúng ta khi còn là Giao Chỉ
gồm hồ Động Đình, biển Nam Hải, Tứ Xuyên và Hồ Tôn. Sau này dân ta di
cư xuống Bắc Việt và vào tới Nghệ An. Đây là vị trí địa dư cuối cùng của ta
sau cuộc Nam chinh của nhà Tần và khi đế quốc Nam việt của Triệu Đà
thành lập.
Ngoài ra ta còn thấy sử chép nước Văn lang có 15 bộ. Trong đó có bộ
Văn Lang, Giao chỉ, Việt Thường là thế nào? Phải chăng nhớ nguồn gốc
của mình ngày xưa kia ở miền Hoa Nam, nên dân gian giữ các tên đó để đặt
quốc hiệu hay đặt tên cho các bộ?
Giai cấp phong kiến thời thượng cổ của chúng ta như thế nào?