VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 674

III – HIẾN TỔ (1841 – 1847)

- Cá nhân của vua Hiến Tổ

- Việc Chân Lạp và Tiêm La

- Cuộc đánh phá đầu tiên của Pháp ở Việt Nam

1 – Cá Nhân Của Vua Hiến Tổ

Vua Thánh Tổ băng hà, Hoàng Tử Miên Tông lên ngôi vào ngày 21

tháng giêng năm Tân Sửu (12-2-1841) lấy niên hiệu là Thiệu Trị. Nhà vua
lúc này được 31 tuổi.

Vua Thiệu Trị cũng giống vua cha ở chỗ ham văn chương, sử ký nhưng

tính tình thuần hòa hơn. Năm 1852, Ngài cho biên soạn cuốn Đại Nam Liệt
Truyện Tiền Biên gồm đủ tình tiết về các nhân vật chính trị quan trọng của
nước nhà. Ngài lại làm nhiều bài thơ vịnh các phong cảnh có tiếng trong
nước đóng vào thành tập gọi là Ngự đề danh thắng đô hội thi tập và Ngự
chế Bắc tuần thi tập, cũng soạn ra sách Ngự chế võ công thi tập để ca ngợi
các việc đánh dẹp dưới đời Ngài.

Về việc chính trị, Ngài noi theo các qui mô của vua cha để lại, tỉ dụ việc

học hành, thi cử, thuế má. Các bề tôi như Nguyễn Tri Phương, Lâm Duy
Hiệp, Lê Văn Đức, Doãn Uẩn, Trương Đăng Quế, Võ Văn Giải hết sức phò
tá để giải quyết những việc quan trọng, nhất là các việc giặc giã ở Nam Hà,
việc chống đối của dân Chân Lạp, việc quấy phá của quân Tiêm. Các vụ lộn
xộn này đã làm quân ta gian lao, vất vả khá nhiều.

Năm vua Thiệu Trị lên ngôi, Ngài có gửi sứ bộ qua Tàu để xin cầu

phong. Năm sau, Ngài ra Hà Nội để làm lễ thụ phong. Năm 1845, hai sứ bộ
đi Tàu liên tiếp, một để cảm tạ và một để mang đồ tiến cống.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.