quân Việt Nam rút về đóng ở Trấn Tây đợi Tiêm thi hành các điều đã ký
kết.
Tháng chạp năm Bính Ngọ (1846) Nặc Ông Đôn dâng biểu tạ tội và nộp
các cống phẩm. Năm sau Ông Đôn được phong làm Cao Miên Quốc Vương
và Ngọc Vân Quân Chúa phong làm Ngọc Vân Công Chúa. Mọi việc ổn
thỏa quân Việt lại trở về An Giang và đất Nam Hà lại được yên lành như cũ.
3 – Cuộc đánh phá đầu tiên của Pháp ở Việt Nam
Vua Thiệu Trị lúc mới lên ngôi có rõ rệt thái độ hòa hoãn với người
ngoại quốc. Ngài không ghét đạo quá đáng như vua cha nhưng vẫn không
bãi bỏ các sắc dụ cấm đạo và phóng thích những giáo sĩ cùng giáo dân.
Bấy giờ dư luận quần chúng Pháp vẫn chưa hết xúc động về những vụ tử
đạo ở Việt Nam dưới đời Minh Mệnh. Tờ Annales de la Propagation de la
Foi là một cơ quan truyền tín của hội Truyền giáo ngoại quốc luôn luôn
nhắc nhở đến những việc giết đạo, cấm đạo rất là tàn nhẫn tại Việt Nam nên
một số người Pháp đã yêu cầu Pháp đình can thiệp.
Ngày 24-2-1843, một chiến thuyền cỡ nhỏ của Pháp tên là Héroine vào
cửa Hàn, viên Thiếu tá thuyền trưởng là Favin-Lévêque xin phóng thích cho
5 giáo sĩ bị kết án tử hình đang bị giam tại Huế trong đó có giám mục
Michel. Quan của ta có ý lần trốn trước việc này sau Favin-Lévêque cương
quyết tới Huế, ba tuần sau các giáo sĩ này được thả ra. Trước đấy hai năm,
giám mục Lefebvre bị bắt ở Vĩnh Long rồi giải về Huế để chịu tử hình cũng
được hải quân Thiếu tướng Cécile đem chiếc tàu Alemène vào Đà Nẵng xin
cho. Nhưng việc bắt bớ giáo sĩ vẫn tiếp tục khiến chính phủ Pháp phải lên
tiếng phản đối.
Năm Đinh Vị (1847) Đại tá Lapierre và Trung tướng Rigault de
Genouilly có đệ lên vua Thiệu Trị một tờ kháng nghị của nước Pháp về việc