cấm đạo, giết đọa và yêu cầu triều đình Việt Nam bắt chước nước Tàu cho
người Pháp được tự do giảng đạo Thiên Chúa.
Đôi bên còn đang điều đình và công việc này đã kéo dài một tháng rồi
mà vẫn chưa dứt khoát, các sĩ quan Pháp lại thấy 5 chiến thuyền của Việt
Nam chuẩn bị tấn công, các hải đài cũng có sự hoạt động khác thường nên
Đại tá Lapierre cử người sang yêu cầu các chiến thuyền Việt Nam đừng tiến
xa khơi. Tối hậu thư này không được đếm xỉa đến nên tàu Pháp phải bắn
trước rồi cuộc xung đột khai diễn ngay liền khi đó. Một giờ sau chu sư của
ta bị phá tan. Lapierre không cho quân đổ bộ và ngày hôm sau rời khỏi cửa
Hàn.
Vua Thiệu Trị giận lắm, gửi sắc dụ đi các tỉnh, trọng thưởng những ai
giết được những giáo sĩ Tây phương, mặt khác Ngài cho tăng cường quân
sự và việc chế tạo thêm quân khí. Nhưng sau biến cố này được vài tháng thì
Hiến Tổ qua đời vào ngày 4-11-1847 tức năm Thiệu Trị thứ bảy. Ngài làm
vua được 7 năm và chết năm 37 tuổi.
Chú thích:
[1] Năm 1802, Vua Gia Long phong cho cháu Mạc Cửu là Mạc Tư
Thiêm làm Trấn Thủ địa phương này. Thiêm là con Mạc Thiên Tử. Năm
1809 Thiêm chết, vua Gia Long không tin người con cả của Thiêm nên đặt
tạm một viên quan lại người Việt ở Hà Tiên. Tiêm La phản đối rằng Hà
Tiên là đất của họ Mạc gây dựng. Năm 1826 Mạc CônG Du con Thiêm
được làm Hiệp trấn ở địa phương này sau thăng chức Trấn thủ, Hà TIên lại
thịnh vượng như xưa.
[2] Về thuế khóa thời Gia Long theo Langlois (viết ngày 14-4-1804) và
theo ký sự của Chaigneau ngày 12.5.1808, dân chúng đau khổ về chế độ
thuế khóa của vua quan nhiều quá và về việc tạp dịch thì dân chúng không
được trả bằng tiền hay bằng gạo (Tài liệu của giáo sĩ Cadière trang 60).