Tự Đức cũng như triều thần rõ rệt là không đủ tài đủ sức để đảm đương sứ
mạng đối với quốc dân và lịch sử. Quả vậy, các nước Âu Châu thuở đó đối
với dân ta nói riêng, đối với các nước Á Đông nói chung đã tiến bước quá
xa. Họ tổ chức xã hội rất có qui củ, làm ra được nhiều máy móc tinh xảo để
phục vụ đời sống hàng ngày, đóng được tàu bè, xe cộ, tha hồ ngược xuôi
năm châu bốn bể, chế tạo ra máy điện máy nước vô cùng thuận tiện, lại biết
làm các súng đạn hết sức lợi hại. Nhờ vậy kỹ nghệ, kinh tế, thương mại của
họ phát đạt vô cùng, sản phẩm đủ thứ được đem bán. Còn ta thì thiếu sót
hẳn cái học thực tế và cái thuật phú quốc cường binh, bởi không biết trông
xa thấy rộng, ai ai cũng chỉ con rằng nước Tàu là mạnh, tự cho mình văn
minh còn người Tây Phương là dã man, mọi rợ. Giới trí thức do cái lò từ
chương, cử nghiệp đào tạo luôn luôn nghĩ rằng thơ hay phú giỏi là đủ, bàn
đến việc đời, việc nước thì chỉ biết đem các chuyện cổ nước Tàu ra làm
mực thước. Thảng hoặc có người đã qua các nước Âu Châu đem chuyện
văn minh, khoa học của họ ra mà bàn thì cho là ngụy ngôn, tà thuyết. Đó là
trường hợp các ông Nguyễn Đức Hậu, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Điều đã
đi du học Tây phương năm Bính Dần (1866) trở về dâng lên nhiều bản điều
trần xin canh cải nước nhà, hòng theo dịp các nước tân tiến thuở ấy, nhưng
chẳng chịu nghe cả.
Năm Mậu Thìn (1868) tức là năm Tự Đức XXI ông Đinh Văn Điền ở
Ninh Bình đã dâng sớ xin nhà vua khai mỏ vàng, lập dinh điền, mở cửa cho
người ngoại quốc vào buôn bán, thao luyện quân đội, thêm lương cho sĩ tốt,
bớt sưu thuế cho dân… Từ buôn bán, thao luyện quân đội, thêm lương cho
sĩ tốt, bớt sưu thuế cho dân…Từ năm Kỷ Mão (1879) đến năm Tân Tyh
(1881) ông Nguyễn Hiệp di sứ Tiêm La, ông Lê Đĩnh đi sứ Hương Cảng
cũng đều trình việc Tiêm La lập điều ước giao hảo với các nước Anh, Pháp,
Ý, Phổ là khôn ngoan, nhờ đó Tiêm không bị họ gây sự và hiếp chế, vì ai
cũng có quyền lợi. Tàu, Nhật cunxghocj theo Tây Phương nên đã bãi bỏ các
công cuộc bài ngoại. Nhưng khi đem ra duyệt nghị, vì lòng tự ái cũng như
do sự u mê, các quan đại thần của vua Dực tông đều cho rằng các việc đã
trình bày không hợp thời, rồi kiếm cớ bác bỏ đi. Tới khi nước Pháp đem