giáo sĩ mới 29 tuổi bị chém ở Sơn Tây ngày 1.5.1851, năm sau có Jean-
Louis Bonnard cũng phải trảm quyết ở ngoài Bắc và rất nhiều giáo dân nữa.
Năm 1855, một đạo dụ khác ra đời cay nghiệt hơn là trọng thưởng
những ai bắt được các giáo sĩ và tố cáo được các giáo dân, do đó mà Pháp
cùng Tây Ban Nhà ít năm sau nắm được cơ hội dùng vũ lực ra mặt xâm
chiếm nước ta.
3 – Việc văn học và binh chế
Vua Tự Đức là một ông vua hay chữ nhất của họ Nguyễn. Ngài rất trọng
Nho học, chăm về việc học hành, sửa sang việc thi cử. Ngài đặt Nhã sĩ khoa
và Cát sĩ khoa để lấy người ra làm quan. Ngài lập Tập Hiền Viện và Khai
Kinh Viện cũng như vua Lê Thánh Tông lập ra Tao Đàn để cùng các quan
bàn sách vở, ngâm thơ phú hay thảo luận chính trị. Do lệnh ngài, bộ Khâm
Định Việt Sử được biên soạn gồm các việc từ đời Hồng Bàng đến hết đời
Hậu Lê…
Năm Tự Đức thứ XIV (1861) triều đình truyền cho các tỉnh lựa người
khỏe mạnh ra làm lính Võ Sanh. Năm Ất Sửu (1865) có kỳ thi Võ tiến sĩ.
Việc võ được xúc tiến bởi trong nước có nhiều cuộc phiến loạn xảy ra,
nhưng tổ chức binh chế, việc huấn luyện vẫn theo lề lối cổ truyền chỉ có
ảnh hưởng trong việc đối nội mà thôi. Còn đối với cơ giới hóa chiến cụ và
chiến pháp của ngoại quốc rõ rệt là vô hiệu. Bấy giờ ta chỉ có súng điểu
thương cũ phải châm ngòi đạn mới nổ (súng này có lẽ là súng hỏa mai ta
còn thường thấy ở các vùng Mường, Thổ gần đây). Trong mỗi đội 50 người
chỉ có 5 người được dùng súng này. Súng đã ít, việc tập bắn lại ít hơn. Mỗi
năm chỉ bắn một lần, mỗi người lính chỉ được bắn có 6 phát đạn. Ai bắn
quá số này phải bồi thường. Còn súng đại bác của ta đã nổ rất chậm lại hay
hư hỏng. Trái lại, lúc này súng đại bác của người Tây Phương rất là lợi hại,
súng trường nạp hậu, các đạn của ta chỉ là trò trẻ. Tình trạng quân sự hèn
kém, chính trị hủ bại như thế là tự mình rước lấy sự bại vong rồi còn kêu ca
vào đâu nữa.