binh hùng, tướng mạnh vào Việt Nam, chiếm đánh từ lục tỉnh ra tới Bắc Hà
dễ dàng như vào chỗ đông người, chỉ khổ đám dân đem làm mồi cho súng
đạn mà nước mất vẫn hoàn mất. Còn đám người lãnh đạo bấy giờ mới thấy
mình bất tài, bất lực, hối hận rằng mình ươn hèn, lạc hậu thì đã muộn.
2 – Việc ngoại giao và cấm đạo
Cũng theo đường lối của hai triều Minh Mạng và Thiệu Trị, vua Dực
Tông khước từ mọi việc giao thiệp với các nước ngoài, dầu việc giao thiệp
chỉ có mục đích thương mại. Năm Canh Tuất (1850) là năm Tự Đức thứ ba,
tàu Mỹ Lợi Kiên vào cửa Hàn có quốc thư xin thông thương không được
tiếp nhận. Rồi từ năm 1955 và trên hai chục năm sau nữa các nước Anh,
Pháp, Tây Ban Nha nhiều lần có tàu vào cửa Hàn, cửa Thị Nại và Quảng
Yên xin mua bán với dân ta cũng không được.
Sau này Gia Định lọt vào tay Pháp, việc ngoại giao với các nước Tây
Phương khó khăn, nhà vua mới thay đổi chính sách rồi đặt ra Bình Chuẩn
Ty để coi việc buôn bán và Thượng Bạc Viện để giao dịch với các người
ngoại dương, nhưng các người được ủy thác vào các việc này chẳng biết gì
cả, bởi họ có đâu được học ngoại giao và điện thoại bao giờ…
Vua Tự Đức lên ngôi, đối với việc truyền bá đạo Thiên Chúa buổi đầu
không gay gắt lắm tuy đã có ban hành dụ cấm đạo. Dụ này nói rằng người
ngoại quốc nào giảng đạo sẽ bị xử tử hình, các linh mục Việt Nam không bỏ
đạo sẽ bị khắc chữ vào mặt rồi phải đày đi các nơi lam chướng, còn dân
chúng ngu muội thì các quan phải răn bảo chớ không được chém giết.
Nhưng khi có việc ông hoàng Hồng Bảo âm mưu gây cuộc đảo chính bị
thất bại, vua Tự Đức thấy có bàn tay ngoại quốc bí mật nhúng vào bên
trong, lại có cuộc thảo luận giữa các đảng viên phiến loạn với các giáo sĩ
nên ngài cho thi hành ráo riết sắc dụ ngày 21.3.1851 là xử tử hình tất cả các
giáo sĩ Âu Châu và Việt Nam trên khắp lãnh thổ nước nhà. Các giáo dân khi
ấy bị coi như có đồng lõa với quân phản nghịch. Augustin Schoeffer là một