VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 684

Văn như Siêu, Quát vô tiền Tấn

Thi đáo Tùng, Tuy thất thịnh Đường[1]

Con người có tài này chẳng may có tính kiêu ngông nên bị quan lại

đương thời ghen ghét, vì vậy không bước cao được trên thang danh vọng.
Lại nữa, ông thấy vua quan thuở đó hủ bại nên có ý bất mãn, do đó mà tay
kiếm tính xây dựng lại thời thế.

Tháng Chạp năm ấy phó lãnh binh Sơn Tây là Lê Thuận đánh bắt được

Cao Bá Quát rồi đem về chém tại làng. Vụ khởi nghĩa của Lê Duy Cự bùng
ra cuối năm ấy mà vào khoảng tháng 5 thì có châu chấu phá hoại mùa màng
dữ dội nên người ta gọi vụ loạn này là giặc châu chấu. Ông quát chết rồi,
bọn Lê Duy Cự còn hoạt động thêm được vài năm nữa. Vụ Cao Bá Quát
không thể gọi là một đám giặc tầm thường vì là một đảng cách mạng có chủ
trương lật đổ chính quyền nhà Nguyễn bởi nó không cướp của giết người
như những vụ loạn khác.

Kế tiếp “giặc châu chấu” là vụ Lê Duy Minh do tên Tạ Văn Phụng mạo

xưng dòng dõi họ Lê cùng với người đạo trưởng (trùm đạo Thiên Chúa) tên
là Trường dấy động ở miền Quảng Yên vào tháng Chạp năm Tân Mậu
(1861). Phụng đã làm lính mộ cho liên quân Pháp – Tây Ban Nha khi trung
tướng Charner ra đánh Quảng Nam.

Lúc này tại Bắc Ninh có cai tổng Nguyễn Văn Thịnh tức cai tổng Vàng

đã xướng nghĩa và nổi danh một thời ở khắp xứ Bắc. Thịnh lập tên Uẩn
cũng xưng là con cháu nhà Lê lên làm minh chủ liên kết với Phụng đánh
phủ Lạng Giang, huyện Yên Dũng và Bắc Ninhnhiều phen rất nguy ngập.
Để trừ bọn Phụng và Thịnh không những quan quân tại địa phương mà còn
cả quân Kinh, quân Thanh Nghẹ ra tiễu trừ dưới quyền chỉ huy của các đại
thần như hình bộ thượng thư Trương Quốc Dụng làm Hải An tổng đốc,
Sơn-Hưng-Tuyên tổng đốc Nguyễn Bá Nghi, tham tán quân vụ Đào Trí…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.