VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 685

Vụ loạn này cũng có tính cách chính trị và kéo dài được 4 năm (1861-

1865). Sau đó có cả Nguyễn Tri Phương làm Tây Bắc tổng thống quân vụ
đại thần ra tiếp sức. Bấy giờ lại có nhiều đảng giặc khác hoạt động ở Tuyên
Quang, Thái Nguyên, cao Bằng vừalà người Tàu vừa là người Thổ. Đã có
lần Phụng cho người vào Nam Kỳ điều đình với thiếu tướng Bonnard đem
quân ra giúp, hứa nếu thành công sẽ để cho Pháp bảo hộ, nhưng không
xong vì lúc này Pháp còn lo củng cố xứ này và đang cần tạm thời có sự hòa
hảo với triều đình Huế. Sau bọn Phụng chiếm miền duyên hải để tiện việc
tiến thoái.

Cuối năm Quí Hợi (1863), Phụng đã tổ chức được đạo thủy quân gồm

500 chiếc thuyền ở ngoài đảo Cát Bà và Đồ Sơn, tính đánh vào Huế, chẳng
may bị bão; nhưng thế lực của giặc đến năm Ất Sửu (1865) vẫn còn lớn.
Đốc binh Ông Ích Khiêm được cử sang thương nghị với quân nhà Thanh ở
Khâm Châu cùng tấn công thành Hải Ninh là căn cứ lọt vào tay Phụng từ
lâu. Phụng thua to, theo đường bể chạy vào Quảng Bình, Quảng Trị, sau bị
bắt về Huế trị tội.

Sau việc Phụng có đám giặc khách đánh được tỉnh Cao Bằng. Quan kinh

lược Võ Trọng ình và tuần phủ Phạm Chi Hương đem quân lên Lạng Sơn
đánh dẹp, đến tháng 9 năm Ất Sửu mới yên.

Tính ra Bắc Kỳ mất trật tự luôn 15 năm, triều đình hao quân tổn tướng

khá nhiều và bởi miền Bắc quá rối loạn nên triều đình phải ký hòa ước năm
Nhâm Tuất (1862) để được rảnh tay đối phó với loạn quân kể trên.

Trong khi miền Bắc đang có nhiều cuộc rối ren thì ngay ở nội bộ của

hoàng gia cũng nổi lên vài cơn going tố nữa, đó là vụ âm mưu cướp ngôi
của Hồng Bảo và cuộc đảo chính của ba anh em họ Đoàn, con rể Tùng
Thiện Vương.

Vụ Hồng Bảo:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.