VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 698

Đánh xong Gia Định trung tướng Rigault de Genouilly lại mở cuộc hòa

giải nhưng triều đình Huế có ý loanh quanh rồi De Genouilly trở ra đánh Đà
Nẵng phen nữa trước khi về Pháp nghỉ. Xét ra, từ Đà Nẵng đến Gia Định
hai phen Việt Pháp đánh nhau và hai phen bàn việc giải hòa nhưng triều
đình Huế đã bỏ mất cơ hội.

Rồi giữa Trung Quốc và Pháp lại tái chiến. Page được lệnh bỏ Tourane

hợp với thủy sư đô đốc Charner để qua Tàu chỉ để một số quân đủ giữ các
địa điểm đã chiếm đóng được ở Sài Gòn (700 quân Pháp và vài trăm quân
Tây Ban Nha đặt dưới quyền của hải quân đại úy d’Ariès và đại tá Palanca).

Từ tháng 3 – 1860 đến tháng 2 – 1861 nhóm quân nhỏ này bị 12.000

quân Nam bao vây. Tướng chỉ huy của Việt Nam bấy giơ flaf kinh lược sứ
Nguyễn Tri Phương. Lúc này liên quân giữ một chiến tuyến từ Sài Gòn vào
Chợ Lớn và 4 đồn giữa hai thị trấn này. Đó là đồn Cây Mai, Tân Kiểng, O
Ma và chùa Berber. Đồn phía Nam của họ chỉ có 200 lính mà thôi. Đây là
một chiến tuyến đường vòng để liên lạc với các căn cứ, vậy mà bên liên
quân cầm cự suốt được một năm.

Trong đêm 3, rạng ngày 4 tháng 7-1860 quân Nam tấn công ồ ạt vào đồn

Tân Kiểng nhưng thất bại và bị đẩy lui.

Ngày 24-10-1860 Trung Quốc và Pháp ký hiệp ước bãi binh thì toàn thể

bộ đội của Pháp ở Tàu lại trở về Nam Việt (70 chiến hạm vừa để chuyên
chở vừa để chiến đấu, 3500 lính, 17 đội thủy quân lục chiến, hai tiểu đoàn
bộ binh, 4 lữ đoàn lính Tàu mộ ở Quảng Đông và Tourane, 12 đại đội thủy
quân trọng pháo…).

Ngày 24-1-1861 họ lên đường và ngày 7-2 đến Sài Gòn. Sau mấy ngày

nghỉ ngơi và để chỉnh đốn lại hàng ngũ, đô đốc Charner cho đánh chiến
tuyến Kỳ Hòa: Lục Quân đánh thành phá lũy, thủy quân thì do sông cái,
sông con chặn đường rút lui của quân Nam không cho tháo về Biên Hòa.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.