VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 700

huyện.

Charner về Pháp ngày 29-11-1861. Đô đốc Bonard kế tiếp việc chinh

phục và cai trị các vùng chiếm đóng. Vào khoảng đầu năm 1852. Pháp
hoàng coi như đã hoàn thành việc hiếm Nam việt để làm đất đứng ở Viễn
Đông. Từ giai đoạn này trở đi họ bắt tay vào việc mở mang thương mại,
nông nghiệp và kỹ nghệ ở đây.

Có vài điều đáng chú ý: Trước con mắt người Pháp, nước Việt bấy giờ

có một tổ chức rất dân chủ. Các hương chức bầu ra các chức quyền ở thị
trấn, công chức và quan lại chỉ thuộc nhà vua mà thôi, nghĩa là không chịu
thuộc quyền của quý tộc như ở Âu Châu.

Nước ta cũng không có giai cấp. Quan ta chỉ biết có nhà vua. Họ không

theo Pháp nên Pháp không lôi cuốn được họ. Tất nhiên Pháp chỉ còn nước
vơ bậy bạ những phần tử lưu manh, vong bản ra làm tay sai cho mình mà
thôi. Rồi Pháp phải phàn nàn rằng bọn này chẳng làm nổi việc gì đáng kể vì
họ không có uy tín lại dốt nát.

4 – Phản ứng của triều đình Huế

Từ tháng 6-1861 đến cuối năm này, chiến tranh lan rộng từ Gò Công,

Cần Giuộc, Thủ Dầu Một, Tây Ninh và Trảng Bảng. Vua Tự Đức thông cáo
cho nhân dân biết rằng triều đình sẽ thưởng tiền bạc, phẩm tước cho ai giết
được giặc Pháp.

Bonard tung r aba đạo quân đánh Biên Hòa (tháng Chạp 1861 – tháng 1-

1862) rồi Biên Hòa và Bà Rịa bị thất thủ. Chiếm đến đâu Pháp đặt người
cai trị đến đấy, thâu thuế má (30-1-1862), đặt thường giây thép từ Sài Gòn
qua Chợ Lơn, Biên Hòa, Bà Rịa và Vũng Tàu, lập nhà thương, nhà in, nhà
thờ, phủ thống đốc. Việc kiến trúc các cơ sở bấy giờ rất là sơ sài. Pháp mộ
người Nam ta vòa các bộ đội trú phòng (lính khố xanh) để đóng giữ Gò
Công, Gò Giao, Cái Bè…

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.