Trong lúc này ông Quản Định phát động phong trào kháng Pháp, lấy Gò
Công làm tổng hành dinh. Kháng chiến quân được nhân dân ủng hộ rất
mạnh và một số quan người Việt ở Vĩnh Long cũng dự vào việc kháng
chiến nên ngày 20-3-1862 Bonard phải đem 1000 lính và 11 chiếc tàu chiến
xuống đánh miền này. Ngày 22 cuộc xung đột diễn ra. Vĩnh Long bị chiếm
vào buổi tối và ngày 23 Bonard vào thành.
Tháng 4 có cuộc giao tranh ở Mỹ Tho. Liên quân cũng lấy được tỉnh này
dễ dàng. Nhưng liên quân đang hoạt động tại Vĩnh Long, Mỹ Tho thì ở Chợ
Lớn họ bị quân kháng chiến đốt phá và có vụ người Tàu giúp việc ở câu lạc
bộ hải quân bỏ thuốc độc vào thức ăn của các tướng tá Pháp. Cơ đồ dường
như khó khăn, lúng túng thì triều đình Huế yêu cầu thiếu ta Simon đang
tuần hành dọc theo Đông Hải tháng 5 năm ấy, báo về súy phủ Sài Gòn rằng
Huế muốn mở cuộc điều đình.
Bonard cho Simon trở ra Tourane gặp đại diện Nam triều để đưa điều
kiện nghị hòa, hẹn 3 ngày phải điều đình xong và nộp trước 10 vạn quan
tiền (1000 000 quan bấy giờ).
Ngày thứ ba, chiếc Hải Bằng có 40 chiếc thuyền nhỏ tháp tùng đi theo
tàu Forbin của Pháp vào Sài Gòn đưa sứ bộ do Phan Thanh Giản và quan
Binh Bộ Thị Lang Lâm Đức Hiệp cầm đầu. Tàu của ta có 23 khẩu đại bác
cở thường đã han rỉ, quân lính ăn mặc rách rưới, lôi thôi đã làm trò cười cho
lính Pháp. Nhưng người Pháp đã phải khâm phục ông Phan Thanh Giản về
sự thông minh và cử chỉ chững chạc.
Ngày 5-6-1862 hiệp ước thành hình. Đôi bên cùng thỏa thuận các điều
khoản dưới đây:
1) Triều đình Việt Nam nhường ba tỉnh miền Đông cho Pháp (Gia Định,
Biên Hòa và Định Tường).