VIỆT SỬ TOÀN THƯ - Trang 703

Ông Quản Định trước đây chỉ là một võ quan cấp chánh quản, nhưng là

con người có khí tiết và có nhiều nhiệt huyết đối với thời cuộc bấy giờ. Sau
Hòa Ước 5-6 ông tăng cường quân sự, xây đồn lũy kiên cố hơn nên đô đốc
Bonard phải mang toàn lực thủy bộ vây để đánh lấy Gò Công.

Rồi tavới Pháp lại điều đình, nhưng hai bên có chỗ bất đồng: Ta đòi

Pháp trả lại ngay Vĩnh Long, nếu không Hòa Ước 5-6 sẽ không thể duyệt y
trong một năm. Bonard trả lời không có hạn định thời gian nào cả và Huế
phải bắt Quản Định giải pháp gấp mới được trả lại Vĩnh Long. Pháp bấy giờ
vừa được thêm viện quân ở Thiên Tân về, cuộc ngoại giao vì đó đi dần đến
chỗ tan vỡ. Nguyên do thứ hai: Ngày 2-12-1862 Huế vừa nộp xong một số
tiền về bồi khoản chiến tranh cho Pháp thì hôm sau có lời yêu cầu xét lại
hòa ước và xin bãi bỏ việc nhượng ba tỉnh miền Đông. Pháp đòi nội một
tháng triều đình Huế phải duyệt y hòa ước.

Ngày 16-2 Việt-Pháp lại nói chuyện bằng súng đạn. Sài Gòn, Biên Hòa

lại tơi bời trong khói lửa. các đồn binh của Pháp lại bị quân ta tấn công. Mỹ
Tho, Bà Rịa lần lượt cũng xảy ra nhiều cuộc xung đột.

Vào tháng hai năm sau (1863) quân của ông Quản Định bị bao vây ráo

riết ở Gò Công. Trong lúc này thì đại úy Tricault, ủy viên ở bộ hải quân ở
Pháp sang, mang theo chữ ký của Pháp Hoàng đã duyệt y Hòa Ước 5-6;
đồng thời thủy sư đô đốc De la Grandière sang tạm quyền cho Bonard.

Bonard muốn cụ thể hóa thành tích của mình, đòi Huế phải duyệt y ngay

Hòa Ước 5-6 và dọa nếu triều đình do dự sẽ gây loạn ở miền Bắc. Lời hăm
dọa này có kết quả.

Rồi ngày 2-4-1863 Bonard kéo một phái bộ ngoại giao gồm cả đại diện

Pháp lẫn Tây Ban Nha ra Huế. Ngày 5-4-1863 họ được tiếp đón long trọng
ở cửa Hàn. Năm hôm sau sứ bộ ra tới kinh đô (đi bằng võng) và ngày 14-4
hai bên Việt-Pháp làm lễ trao đổi văn kiện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.